Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thắc mắc và thực tế về tiêm chủng?

Hỏi: Những thắc mắc và thực tế về tiêm phòng vắc xin là gì?

Thắc mắc 1: Thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt sẽ không mắc bệnh – vắc xin sẽ không cần thiết nữa. SAI

Thực tế 1: Những bệnh mà chúng ta có thể sử dụng vắc xin để phòng ngừa sẽ quay lại nếu như chúng ta ngừng các chương trình tiêm chủng. Trong khi việc giữ gìn vệ sinh tốt, rửa tay và sử dụng nước sạch giúp con người khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm thì nhiều bệnh truyền nhiễm khác có thể lan truyền dù cho chúng ta giữ gìn sạch sẽ thế nào đi nữa. Nếu như chúng ta không được tiêm phòng vắc xin, nhiều bệnh truyền nhiễm không còn phổ biến, ví dụ như bệnh bại liệt và bệnh sởi sẽ xuất hiện lại nhanh chóng.

Thắc mắc 2: Vắc xin gây một vài tổn thương và tác dụng phụ kéo dài còn chưa được biết tới. Việc tiêm phòng thậm chí còn có thể gây tử vong. SAI

Thực tế 2: Các vắc xin rất an toàn. Phần lớn các phản ứng do sử dụng vắc xin thường là nhẹ và tạm thời, chẳng hạn như đau cánh tay hay sốt nhẹ. Rất hiếm khi xảy ra các sự kiện nghiêm trọng tới sức khoẻ và các sự kiện này đều được giám sát và điều tra kỹ lưỡng. Chúng ta dễ bị một căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin gây tổn thương nghiêm trọng hơn nhiều so với chính một loại vắc xin. Lấy ví dụ bệnh bại liệt, bệnh này có thể gây ra liệt, bệnh sởi có thể gây viêm não, mù loà, và một số bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin thậm chí có thể gây tử vong. Trong khi chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong do vắc xin gây ra là rất nhỏ thì lợi ích mà tiêm chủng đem lại là lớn hơn rất nhiều so với những nguy cơ rủi ro, và có rất nhiều chấn thương cũng như tử vong xảy ra khi không có vắc xin.

Thắc mắc 3: Vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà và vắc xin phòng bệnh bại liệt gây ra hội chứng đột tử ở trẻ em. SAI

Thực tế 3: Không có mối liên quan nhân quả nào giữa việc sử dụng vắc xin và đột tử ở trẻ em. Tuy nhiên các vắc xin này được sử dụng tại thời điểm mà khi đó đứa trẻ có thể mắc hội chứng đột tử (SIDS). Nói cách khác, cái chết do hội chứng đột tử là đồng thời với việc tiêm phòng vắc xin và có thể xảy ra ngay cả khi không có tiêm phòng bằng vắc xin. Điều quan trọng cần lưu ý là 4 bệnh nêu trên có nguy hiểm tới tính mạng và những đứa trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin cho các bệnh này sẽ có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật nghiêm trọng.

Thắc mắc 4: Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin hầu như đã được thanh toán ở nước ta, như vậy không có lý do gì mà cần tiêm vắc xin nữa. SAI

Thực tế 4: Mặc dù các bệnh phòng ngừa được bằng vắc xin không còn phổ biến ở nhiều quốc gia song tác nhân gây bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở một vài nơi trên thế giới. Trong thế giới có sự kết nối cao ngày nay, các tác nhân gây bệnh này có thể vượt qua biên giới về mặt địa lý và lây nhiễm bất kể ai chưa được bảo vệ. Ví dụ ở Tây Âu, bùng phát bệnh sởi đã xảy ra từ năm 2005 ở cộng đồng dân số chưa được tiêm phòng vắc xin tại Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Anh. Như vậy có 2 lý do chính khiến chúng ta cần tiêm phòng vắc xin là tự bảo vệ chúng ta và bảo vệ những người xung quanh. Các chương trình tiêm chủng thành công, giống như các xã hội thành công, phụ thuộc vào sự hợp tác của mỗi cá nhân để đảm bảo sự tốt đẹp cho mọi người. Chúng ta không nên phụ thuộc vào những người xung quanh để ngăn chặn bệnh dịch lây lan mà chính chúng ta cần phải làm những điều chúng ta có thể làm được.

Thắc mắc 5: Những bệnh thời thơ ấu có thể phòng được bằng vắc xin chỉ là sự không may mắn trong cuộc sống. SAI

Thực tế 5: Các bệnh phòng ngừa được bằng vắc xin không được “xuất hiện trong cuộc sống”. Các bệnh trầm trọng như sởi, quai bịrubella có thể dẫn tới các biến chứng nặng ở cả trẻ em và người lớn bao gồm viêm phổi, viêm não, mù loà, tiêu chảy, viêm nhiễm tai, hội chứng rubella bẩm sinh (nếu như người phụ nữ bị nhiễm rubella ở thời kỳ đầu khi mang thai) và tử vong. Tất cả các bệnh tật này có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh này làm cho trẻ bị tổn thương một cách không đáng có.

Thắc mắc 6: Tiêm cho trẻ nhiều loại vắc xin cùng một lúc có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ có hại, điều đó có thể làm quá tải hệ thống miễn dịch của trẻ. SAI

Thực tế 6: Các bằng chứng khoa học chứng minh rằng cùng lúc tiêm cho trẻ nhiều loại vắc xin không có tác dụng phụ nào lên hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ em đã phơi nhiễm với hàng trăm chất ở bên ngoài kích thích đáp ứng miễn dịch hàng ngày. Chỉ với hành động đơn giản đó là ăn thức ăn cũng sản sinh ra kháng nguyên trong cơ thể và vi khuẩn sinh sống ở miệng và mũi. Một đứa trẻ phơi nhiễm với kháng nguyên từ một cảm cúm thông thường hoặc viêm họng nhiều hơn là từ vắc xin. Khi tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc, lợi ích chủ yếu là giảm số lần phải đến tiêm tại cơ sở y tế, điều này sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đứa trẻ cũng sẽ nhiều khả năng hoàn thành lịch tiêm chủng các loại vắc xin theo như khuyến cáo. Bên cạnh đó, việc phối hợp nhiều loại vắc xin, ví dụ như sởi, quai bị và rubella sẽ làm số lần tiêm cho trẻ ít hơn.

Thắc mắc 7: Bệnh cúm chỉ là một sự phiền hà khó chịu, vắc xin không có hiệu quả nhiều. SAI

Thực tế 7: Bệnh cúm còn gây phiền hà khó chịu hơn nhiều. Đây là một bệnh nặng, hàng năm gây tử vong cho khoảng 300.000 – 500.000 người trên toàn thế giới. Các đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già yếu, và những người có bệnh mãn tính như: hen phế quản, bệnh tim mạch đều có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và có thể tử vong. Việc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai làm tăng thêm lợi ích bảo vệ trẻ sinh ra (hiện chưa có vắc xin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Việc tiêm phòng vắc xin đem lại sự miễn dịch đối với 3 chủng cúm phổ biến nhất lưu hành trong bất kể mùa nào. Đây là biện pháp tốt nhất làm bạn giảm khả năng, cơ hội nhiễm cúm nặng và tránh lây lan cho người khác. Tránh được nhiễm cúm đồng nghĩa với việc tránh được các chi phí cho chăm sóc y tế và giảm thu nhập do phải nghỉ làm hoặc nghỉ học ở nhà.

Thắc mắc 8: Miễn dịch qua mắc bệnh tốt hơn miễn dịch từ vắc xin. SAI

Thực tế 8: Vắc xin tương tác với hệ miễn dịch tạo ra một đáp ứng miễn dịch tương tự như đối với miễn dịch được sinh ra do mắc bệnh tự nhiên, nhưng vắc xin không gây ra bệnh hoặc không làm cho người được miễn dịch có nguy cơ có các biến chứng tiềm tàng. Trái lại, cái giá phải trả cho việc miễn dịch thông qua mắc bệnh tự nhiên có thể là trì trệ về tâm thần trong bệnh cúm Haemophilus nhóm b (Hib), dị tật bẩm sinh với rubella, ung thư gan do nhiễm vi rút viêm gan B hoặc chết do sởi.

Thắc mắc 9: Các loại vắc xin có chứa thuỷ ngân gây nguy hiểm. SAI

Thực tế 9: Thiomersal là một hợp chất hữu cơ, có chứa thuỷ ngân được cho thêm vào trong 1 số vắc xin như chất bảo quản. Đây là chất bảo quản vắc xin được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là đối với vắc xin đa liều chứa trong lọ. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy với số lượng chất thiomersal được sử dụng trong vắc xin làm tăng nguy cơ đối với sức khoẻ.

Thắc mắc 10: Vắc xin gây bệnh tự kỷ. SAI

Thực tế 10: Một nghiên cứu năm 1998, trong đó đã đưa ra mối quan ngại về khả năng liên quan giữa vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR) và bệnh tự kỷ, sau này đã tìm ra hoàn toàn không chính xác. Bài báo đó đã được tạp chí xuất bản nó thu hồi lại. Tuy nhiên, bài báo đó đã gây ra sự hoang mang dẫn đến giảm tỉ lệ tiêm chủng và hậu quả là bùng phát các bệnh dịch sởi, quai bị, rubella. Chưa có bằng chứng liên quan giữa vắc xin sởi, quai bị, rubella và bệnh tự kỷ hoặc là các rối loạn tự kỷ.

Theo WHO
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm