HPV ở miệng những điều bạn cần biết
Những typ HPV nguy cơ cao có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Chúng được tìm thấy ở gần 75% tất cả những trường hợp nhiễm HPV. Những typ nguy cơ thấp thường tự biến mất mà không cần điều trị hoặc các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn để điều trị các mụn cóc.
HPV là một tác nhân phổ biến nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Mỹ. Hầu hết những người trong độ tuổi hoạt động tình dục đều sẽ nhiễm HPV một vài lần trong đời. Có hơn 100 typ đã được tìm ra và có khoảng hơn 40 chủng có ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và họng miệng. HPV lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da - da.
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm HPV ở cơ quan sinh dục thông qua quan hệ tình dục. Nếu bạn quan hệ bằng đường miệng, bạn có thể bị nhiễm ở miệng, họng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu HPV ở miệng những điều bạn cần biết
Triệu chứng
HPV ở miệng thường không có triệu chứng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không nhận thấy biểu hiện nhiễm trùng và ít thực hiện các biện pháp để hạn chế lây nhiễm. Ở một số trường hợp, nó có thể gây ra các mụn cóc ở họng, miệng nhưng thường ít phổ biến.
Những loại HPV này có thể gây ra ung thư miệng họng, bao gồm lưỡi, amidan và thành họng. Những triệu chứng ở giai đoạn đầu bao gồm:
Nếu bạn chú ý thấy bất kì triệu chứng nào nêu trên và bạn nghĩ rằng mình bị nhiễm HPV, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nguyên nhân
HPV miệng xảy ra khi virus xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước ở miệng và thường gặp do quan hệ tình dục đường miệng. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác định chính xác cách thức lây nhiễm của HPV miệng. Các chuyên gia mới chỉ tiến hành một vài nghiên cứu để tìm ra con người bị nhiễm HPV như thế nào nhưng kết quả còn nhiều trái ngược.
Thực trạng nhiễm HPV
Ước tính có khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang bị nhiễm HPV và khoảng 14 triệu người mắc mới mỗi năm. Có khoảng 7% người Mỹ trong độ tuổi 14-69 bị nhiễm HPV miệng. Số người bị nhiễm HPV miệng đang tăng dần trong 3 thập kỉ qua và gặp ở nam giới nhiều hơn.
Khoảng 2/3 số người bị ung thư miệng họng có tìm thấy sự xuất hiện của HPV. Hầu hết liên quan đến HPV typ 16, là một typ nguy cơ cao. Ung thư miệng họng khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% những người bị nhiễm HPV typ 16. Có ít hơn 15.000 người bị ung thư hầu họng có HPV dương tính mỗi năm.
Yếu tố nguy cơ
Những yếu tố nguy cơ của HPV miệng bao gồm:
Quan hệ tình dục bằng đường miệng, đặc biệt là những người có nhiều bạn tình. Nếu bạn có hơn 20 bạn tình, thì nguy cơ nhiễm HPV miệng của bạn là khoảng 20%.
Hút thuốc lá: hơi thuốc lá nóng sẽ khiến bạn dễ bị xước niêm mạc miệng, tạo điều kiện cho HPV xâm nhập.
Uống rượu: bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu bạn vừa hút thuốc vừa uống rượu.
Hôn: cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác định mối liên quan với sự lây nhiễm HPV đường miệng.
Chẩn đoán
Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán xác định nhiễm HPV miệng. Bác sĩ của bạn có thể tìm ra tổn thương thông qua sàng lọc ung thư hoặc bạn có thể chú ý thấy những tổn thương trước khi đến gặp bác sĩ.
Nếu bạn có nhiều tổn thương, bác sĩ có thể cần làm sinh thiết và làm giải phẫu bệnh để xác định các tế bào ung thư và sự có mặt của HPV. Nếu HPV tồn tại trong bệnh phẩm thì ung thư sẽ dễ đáp ứng với điều trị hơn.
Điều trị
Hầu hết các typ HPV miệng có thể tự khỏi trước khi gây ra bất kì các vấn đề sức khỏe nào. Nếu bạn xuất hiện các mụn cóc ở miệng do HPV, bác sĩ có thể sẽ cần lấy bỏ chúng. Mụn cóc thường ít đáp ứng với các thuốc bôi tại chỗ vì thuốc khó tiếp cận được tới tổn thương. Vì vậy, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp sau:
Nếu bạn phát triển ung thư miệng họng thì sẽ có nhiều giải pháp điều trị, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, vị trí của khối u và nó có liên quan đến HPV hay không. Những bệnh nhân bị ung thư miệng họng có HPV dương tính sẽ có tiên lượng tốt hơn và ít nguy cơ tái phát so với các trường hợp ung thư không do HPV. Các biện pháp điều trị bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc phối hợp các phương pháp.
Phòng bệnh
Hầu hết các cơ quan y tế không khuyến cáo sàng lọc HPV miệng. Thay đổi lối sống có thẻ là một trong những phương pháp dễ dàng nhất để phòng HPV.
Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng:
Vaccin
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.