Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Suy giảm miễn dịch tiên phát ở trẻ em

Hiện nay, bệnh suy giảm miễn dịch, đặc biệt là suy giảm miễn dịch tiên phát xuất hiện ngày càng tăng, nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh này. Bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát chưa được biết đến nhiều nên thường bị bỏ sót dẫn tới bệnh nhân diễn biến nặng, nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao.

Suy giảm miễn dịch tiên phát ở trẻ em

Suy giảm miễn dịch tiên phát (primary immune deficiency - PID) là hậu quả của một hay nhiều thành phần thiết yếu của hệ miễn dịch bị mất đi hoặc hoạt động không bình thường biểu hiện từ lúc sinh do những khiếm khuyết di truyền. Có trên 150 dạng của PID, biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Hệ miễn dịch của những người bị suy giảm miễn dịch tiên phát hoạt động không bình thường, không sản xuất ra đủ kháng thể để chống lại vi trùng gây bệnh. Hậu quả là người bệnh bị nhiễm trùng kéo dài, tái nhiễm trùng và rất khó điều trị.

Triệu chứng của suy giảm miễn dịch tiên phát

  • Bị viêm tai trên 8 lần/năm
  • Bị viêm xoang trên 2 lần/năm
  • Sử dụng kháng sinh kéo dài trên 2 tháng mà ít có tác dụng
  • Bị viêm phổi trên 2 lần/năm
  • Trẻ chậm tăng cân và chiều cao
  • Các ổ áp-xe ở da hay nội tạng thường tái phát
  • Chốc lở, loét ở miệng hay trên da đối với trẻ trên 1 tuổi mà không cải thiện
  • Cần thiết phải sử dụng kháng sinh đường tiêm mới giảm được nhiễm trùng
  • Trên 2 vết nhiễm trùng sâu
  • Có tiền sử gia đình bị suy giảm miễn dịch tiên phát

Nếu con bạn gặp phải 2 trong số các dấu hiệu trên, bạn cần phải đưa trẻ đi khám ngay và có thể nghi ngờ rằng trẻ bị suy giảm miễn dịch tiên phát.

Chẩn đoán suy giảm miễn dịch tiên phát

Phần lớn PID là do di truyền. Trước hết bác sỹ sẽ hỏi về tiền sử gia đình để xem có người thân nào mắc căn bệnh này không. Để xác nhận chẩn đoán, trẻ sẽ được xét nghiệm máu. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời vô cùng quan trọng để giúp trẻ có thể có được chất lượng cuộc sống tốt hơn cũng như tăng trưởng bình thường.

Điều trị

Trẻ bị mắc PID được điều trị bằng kháng sinh để chống nhiễm trùng, đôi khi phải dùng kéo dài.

Sử dụng globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch (IVIG) là liệu pháp điều trị chuẩn đối với những trẻ mắc PID mà cơ thể không có khả năng tạo ra kháng thể. Globulin miễn dịch có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cung cấp các kháng thể mà hệ miễn dịch không thể sản xuất ra.

Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể cần phải cấy ghép tủy xương.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Ngay cả khi đã được điều trị thì trẻ bị suy giảm miễn dịch tiên phát cũng vẫn có khả năng mắc bệnh. Cha mẹ nên biết được nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh cho trẻ.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì thói quen vệ sinh và nghỉ ngơi đầy đủ là những yếu tố vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc tập luyện thể dục cũng giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Nếu khu vực xung quanh nhà hoặc trường học có những bệnh dịch nguy hiểm, bạn cần hết sức lưu ý để có những biện pháp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh sau:

  • Thủy đậu
  • Cúm
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
  • Viêm màng não
  • Viêm gan
  • Sởi

Một số loại vaccin mà trẻ không nên tiêm

Đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch tiên phát, sử dụng một số loại vaccin sau đây có thể gây ra những bệnh nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Trẻ không nên tiêm những loại vaccin sau:

  • Vaccin bại liệt đường uống
  • Vaccin sởi-quai bị-rubella
  • Vaccin BCG phòng lao
  • Vaccin thủy đậu
  • Vaccin phòng rotavirus
  • Vaccin phòng bệnh sốt vàng da

Chung sống với những căn bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều căng thẳng, stress đối với bé và gia đình. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người.

Trẻ bị suy giảm miễn dịch tiên phát có thể rơi vào tình trạng stress, lo lắng do căn bệnh mắc phải và phải nghỉ học nhiều lần. Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ cần được tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị sớm, kịp thời để phòng bệnh tiến triển nặng lên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm chủng cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch

Bình luận
Tin mới
  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

  • 10/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 10/01/2025

    6 nhóm người nên ăn thịt bò

    Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.

  • 10/01/2025

    Cảm thấy chóng mặt vì cúm? Đây là những điều bạn nên biết

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.

Xem thêm