Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát các bệnh lây ở trẻ em

Cúm, đau mắt đỏ, thủy đậu... là những dấu hiệu mà khi trẻ mắc phải, bạn thường sẽ cho trẻ nghỉ học ngay để tránh làm lây cho các bạn khác. Tuy nhiên vấn đề là trẻ có thể đã tiếp xúc với vi trùng và làm lây lan chúng trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh trên

Kiểm soát các bệnh lây ở trẻ em

Dưới đây là một loạt những thứ bạn có thể làm để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh tật.

1. Thực hành phòng chống lây truyền các bệnh theo những nguyên tắc cơ bản nhất

Ảnh minh họa.
  • Đảm bảo rằng trẻ được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Không nên dùng chung các vật dụng như cốc, thìa, dĩa, ống hút, khăn mặt, gối hay bàn chải đánh răng…với người khác.
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng. Hoặc dùng tay che miệng khi ho rồi rửa tay sạch sẽ.
  • Luôn luôn rửa tay trước khi đưa lên miệng, mũi và mắt. Giáo dục trẻ cách rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và coi đó là kỹ năng thiết yếu.

2. Thực hành rửa tay thường xuyên và đúng cách 

Rửa tay là biện pháp đơn giản và có hiệu quả cao. Hãy rửa tay vào những thời điểm sau:

  • Trước và sau khi nấu ăn
  • Trước khi ăn
  • Sau khi vuốt ve động vật
  • Sau khi ho hoặc hắt hơi
  • Nên rửa tay thường xuyên hơn nếu trong nhà có người bị bệnh
Ảnh minh họa.

Hãy rửa tay đúng cách theo các bước sau đây:

  • Làm ướt tay bằng nước và xát xà phòng vào hai tay.
  • Chà xát kỹ các mặt của bàn tay từ 15 đến 20 giây.
  • Rửa sạch tay bằng nước và lau khô.
  • Nếu không có xà phòng và nước thì có thể thay bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn hoặc gel tiệt khuẩn.

3. Tiệt trùng các đồ đạc và mọi ngóc ngách trong nhà bạn

Những đồ vật và các ngóc ngách trong nhà là nơi chứa nhiều vi trùng nhất và nên được tiệt trùng thường xuyên bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường, bao gồm:

  • Điện thoại
  • Lan can cầu thang
  • Mặt bàn
  • Bề mặt nhà tắm (bệ ngồi toilet, tay vịn, vòi xịt)
  • Điều khiển từ xa
  • Tay cầm lò vi sóng và tủ lạnh
  • Tay nắm cửa
  • Công tắc điện
  • Đồ chơi của trẻ

Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên sử dụng dung dịch tẩy rửa chlorine để tiệt khuẩn. Cách pha dung dịch như sau: thêm 1/4 cốc dung dịch chlorine vào gần 4 lít nước ấm. Đổ hỗn hợp tẩy rửa lên bề mặt khoảng 10 phút trước khi xả sạch.

Khi tiệt trùng các dụng cụ trong gia đình, bạn nên đeo găng tay cao su và sử dụng khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất đồng thời mở cửa ra vào và cửa sổ.

4. Những triệu chứng cần lưu ý

Càng phát hiện sớm bao nhiêu thì khả năng ngăn chặn lây lan càng dễ bấy nhiêu.

Cảm lạnh thường bị lây lan khi một người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện với người khác và làm lây lan bệnh. Họ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng sổ mũi và sốt nhẹ.

Ảnh minh họa.

Cảm cúm: Các triệu chứng có thể bao gồm sổ mũi, ho, sốt, ớn lạnh và đau nhức toàn thân. Bệnh có thể lây lan trước khi xuất hiện các triệu chứng khoảng 1 ngày và 5 ngày sau đó. Bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng khiến người bệnh phải nhập viện. Các tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vaccin cúm hàng năm.

MRSA (Bệnh do tụ cầu vàng kháng methicillin) lây khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Để phòng bệnh cần giữ đôi tay sạch sẽ, tránh chạm vào các vết thương hở hay băng dán cá nhân của người bệnh. Che phủ các vết thương băng băng dán riêng cho tới khi lành hẳn. Ngoài ra, không nên dùng chung các dụng cụ thể thao hay quần áo.

Ảnh minh họa.

Đau mắt đỏ là một bệnh rất dễ lây. Bạn có thể mắc bệnh nếu đưa tay lên mắt sau khi đã chạm vào đồ vật đã bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Các triệu chứng gồm có mắt đỏ, ngứa, đau và tiết dịch. Không nên chạm vào mắt mà không rửa tay sạch sẽ, đồng thời không nên dùng chung khăn mặt và mỹ phẩm trang điểm vùng mắt.

Ảnh minh họa.

Viêm dạ dày/ ruột do virus thường lây nếu không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi chạm vào thức ăn. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 1-2 ngày sau khi nhiễm virus có trong phân của người bệnh.

Viêm họng khá phổ biến ở trẻ em và thường lây khi người bệnh thở, ho hay hắt hơi. Những giọt nước nhỏ chứa vi khuẩn của người bệnh khi ho, hắt hơi có thể bị người khác hít vào. Triệu chứng bao gồm đau họng, sốt, đau đầu, mảng trắng ở họng, đau dạ dày. Viêm họng thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày.

Ảnh minh họa.

Ho gàthủy đậu là những bệnh trẻ hay mắc nhưng có thể phòng bệnh bằng vaccin, do đó ngày nay các bệnh này không quá phổ biến. Tuy nhiên, trẻ không được tiêm vaccin vẫn có khả năng mắc bệnh. Triệu chứng của ho gà là tiếng thở rít giữa các cơn ho và có thể kéo dài tới tận 12 tuần. Trẻ bị ho gà có thể lây bệnh trong khoảng 3 tuần.

Bệnh thủy đậu làm xuất hiện các mụn nước trên toàn cơ thể. Bệnh dễ lây nhất vào khoảng 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng cho tới khi các mụn nước đã đóng thành vảy. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lời khuyên của bác sỹ giúp bé yêu luôn khỏe mạnh

Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm