Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi

Tìm hiểu những phương pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi trong bài viết sau:

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, các bệnh liên quan đến thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người cao tuổi, sức chống đỡ với các  loại vi khuẩn yếu đi; các bệnh khác tiểu đường, bệnh thận cũng dễ dàng khiến bạn bị ốm khi ăn phải những thực phẩm không an toàn. Vậy nên nếu bạn đã trên 65 tuổi, hãy cẩn thận khi chuẩn bị và lưu trữ thực phẩm:

Phòng chống ngộ độc thực phẩm ngay từ siêu thị

Bạn hoàn toàn có thể phòng chống ngộ độc thực phẩm ngay tại siêu thị, khi bạn mua thực phẩm với những kỹ thuật sau.

  • Kiểm tra kĩ xem các hộp hay lọ đựng có bị hư hỏng không. Đừng mua những sản phẩm mà hộp đã bị méo mó, lồi lõm hay nứt. Những dấu hiệu này cho thấy thực phẩm ở trong có thể đã bị nhiễm bẩn.
  • Khi lựa chọn các thực phẩm đã được cắt sẵn (như hoa quả,...), chỉ chọn những mặt hàng được để trong tủ lạnh hoặc được ướp đá. Đồng thời, đảm bảo rằng thực phẩm không bị dập hoặc hư hỏng.
  • Chọn mua những thực phẩm đông lạnh như thịt, sữa và trứng cuối cùng. Những loại thực phẩm nhanh bị hư hỏng này nên là những mặt hàng cuối cùng trong giỏ hàng của bạn.
  • Để thịt tươi và hải sản ở trong các túi nilon. Điều này sẽ giúp nước từ những thực phẩm này không bị dính sang thực phẩm khác. Đồng thời, cũng giữ cho các thực phẩm này tách khỏi những thực phẩm khác trong giỏ hàng.
  • Khi mua trứng, hãy mở nắp hộp đựng trứng. Đảm bảo rằng trứng sạch sẽ và không bị nứt,vỡ. Chỉ mua những loại trứng được để trong tủ lạnh và được dán nhãn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Lúc này, những loại hoa quả và rau tươi bạn đã mua cần được để trong các túi khác tách biệt khỏi thịt gia súc, gia cầm và các loại hải sản. Việc này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn chéo giữa các thực phẩm với nhau.
  • Hãy để những thực phẩm dễ bị hư hỏng vào tủ lạnh ngay sau khi đi mua sắm.
  • Luôn nhớ nguyên tắc 2 giờ. Tất cả những thực phẩm dễ hư hỏng không được để ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng đồng hồ. Bởi đó là khi các vi khuẩn có hại bắt đầu nhân lên. Và nếu trời nóng với nhiệt độ trên 32 độ C thì không để thực phẩm ở ngoài quá 1 tiếng.

Những thực phẩm có thể khiến bạn bị ngộ độc

Một số thực phẩm có thể nguy hiểm đối với người cao tuổi trong bất kì trường hợp nào. Vì vậy, nếu bạn trên 65 tuổi, Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên tránh các thực phẩm sau:

  • Ăn sống hoặc tái các loại cá, động vật có vỏ (trai, sò, hến, cua, tôm,....), thịt gia súc, gia cầm.
  • Các loại cá xông khói được làm đông lạnh.
  • Bánh mì kẹp xúc xích, thịt nguội và thịt hộp (trừ khi đã được hâm nóng lại đến khoảng 75 độ C)
  • Các loại sữa chưa được thanh trùng.
  • Các loại pho mát mềm được làm từ sữa chưa thanh trùng.
  • Trứng và những sản phẩm làm từ trứng sống hoặc tái, thường có trong các loại bột bánh quy, rượu trứng, và một số loại sốt salad.
  • Các loại mầm cây củ sống.
  • Những loại rau tươi chưa rửa sạch như rau diếp.
  • Những loại nước rau, quả chưa được thanh trùng.
Thay đổi khẩu vị và khứu giác

Khi lớn tuổi hơn, vị giác và khứu giác của bạn có thể thay đổi. Các loại thuốc cũng có thể làm hương vị các món ăn bị biến đổi. Nếu bạn không thể dựa vào vị giác và khứu giác để phân biệt thực phẩm bị hư hỏng, hãy hết sức cẩn thận khi xử lý thực phẩm của mình. Nếu có bất kì thực phẩm nào nhìn, có mùi hoặc hương vị lạ thì hãy vứt ngay, đừng để chúng có cơ hội làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bảo quản thực phẩm một cách thông thái

An toàn thực phẩm cũng xuất phát từ cách bạn bảo quản thực phẩm an toàn. Đôi khi, nó chỉ đơn giản là làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ví dụ, khi trên bao bì ghi "bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở" thì hãy làm đúng như vậy. Hãy giữ các loại đồ hộp hoặc đồ được đóng gói ở nơi mát mẻ.

Khi bạn muốn sử dụng các thực phẩm được đóng gói, trước tiên hãy kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì. Một số thực phẩm có thể bị bạn để trong tủ quá lâu đến mức hết hạn sử dụng.

Chỉ bảo quản những đồ ăn thừa trong tủ lạnh trong khoảng 3 đến 4 ngày để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Hãy vứt những thức ăn đã bị để trong tủ quá 3,4 ngày hoặc có những vùng bị mốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viếtLàm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đang mang thai?

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo National Institute on Aging
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm