Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella
Salmonella là một loại vi khuẩn sống trong phủ tạng của gia cầm, gia súc và tràn vào thịt khi những con vật này bị mổ. Chúng cũng có mặt ở phân và dễ dàng "đột nhập" vào trứng gia cầm qua những lỗ nhỏ li ti ở vỏ.
Salmonella là một trong những thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm vào mùa hè. Ngộ độc do Salmonella có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.
Bất cứ nguồn thực phẩm tươi sống nào có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các sản phẩm bơ sữa, trứng và hải sản và một số loại trái cây, rau quả đều có thể bị nhiễm Salmonella. Do vậy, mọi người nên tránh ăn những loại thịt gia súc, gia cầm hay trứng sống hay chưa được nấu chín, hay các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Danh sách các thực phẩm có khả năng nhiễm Salmonella cũng bao gồm những loại được chế biến tại gia đình như sốt mayonnaise, bánh quy và kem.
Liệu việc rửa sạch và quá trình chế biến thức ăn có thể hỗ trợ được gì hay không?
Quá trình nấu thức ăn chín kỹ có thể tiêu diệt Salmonella. Mặc dù việc rửa rau quả là hết sức cần thiết trước khi chế biến, nhưng hầu như quá trình này không thể loại bỏ được vi khuẩn Salmonella, nhất là trong giai đoạn có dịch bệnh – do vậy, bạn nên vứt bỏ những thực phẩm mà thấy nghi ngờ về độ an toàn. Ngoài ra, khi các chuyên gia cảnh báo mọi người không nên ăn những thực phẩm nhất định trong mùa dịch thì có nghĩa là thực phẩm đó bạn không nên ăn ngay cả khi đã được nấu chín.
Những quy tắc về an toàn thực phẩm
Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mọi người dân nên tuân theo những quy tắc thực hành sau đây để phòng ngộ độc thực phẩm:
Nguồn nhiễm Salmonella không từ thực phẩm
Những vật nuôi trong nhà có thể chứa vi khuẩn Salmonella trong ruột, do vậy phân của những động vật này có thể là nguồn lây nhiễm như rùa, rắn và những loài bò sát khác, gà và chim. Cần luôn luôn rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với những động vật này hay chất thải của chúng.
Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella
Các triệu chứng của nhiễm vi khuẩn Salmonella bao gồm đau bụng, tiêu chảy và sốt thường khởi phát từ 12-72 giờ sau ăn. Phần lớn bệnh nhân chỉ cần bù nước và tự hồi phục trong vòng 4-7 ngày mà không cần thiết phải can thiệp y khoa. Những người bị tiêu chảy nặng sẽ cần phải truyền dịch đường tĩnh mạch. Việc sử dụng kháng sinh đối với người khỏe mạnh không phải lúc nào cũng cần thiết trừ khi vi khuẩn từ ruột phát tán ra các cơ quan khác. Những trường hợp ngộ độc nặng nhất thường gặp ở trẻ nhỏ, người già và người có hệ miễn dịch suy yếu.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc do Salmonella
Để phòng nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella, khi giết mổ súc vật, tuyệt đối không để phân, lông dây vào thịt và các phủ tạng khác. Lòng phải làm kỹ, rửa sạch, không để lẫn với thịt, phải luộc kỹ và ăn ngay, không nên để dành. Không ăn tiết canh, thịt tái...
Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thịt đông, patê, giò, chả... vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu có điều kiện, nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh. Với thức ăn để dành, sau khi nấu chín, để nguội, nhớ cho vào tủ lạnh ngay, chậm nhất là 4 giờ sau khi nấu xong. Thức ăn chín đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì phải ăn ngay, không để quá 4 giờ. Người đang bị một bệnh nhiễm khuẩn không nên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (chuẩn bị, chế biến, nấu nướng).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh từ thực phẩm: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.