Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vượt qua nỗi sợ đi máy bay

Lịch sử ngành hàng không được mở ra từ đầu thế kỷ 20 với chuyến bay thành công đầu tiên trong lịch sử của hai anh em nhà Wright năm 1903. Máy bay ngày nay được sử dụng một cách phổ biến để đáp ứng nhu cầu của con người trong di chuyển và vận chuyển hàng hóa.

Vượt qua nỗi sợ đi máy bay

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), mỗi ngày có khoảng 100.000 chuyến bay trên toàn thế giới. Ước tính, khoảng 3,7 tỷ lượt hành khách sử dụng máy bay trên toàn thế giới trong năm 2017.

Du lịch hàng không đã tăng trưởng trong những năm gần đây cả về tần số và mức độ an toàn đối với các chuyến bay. Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Thế giới (ICAO), tỷ lệ tai nạn năm 2016 là 2,8 tai nạn/ một triệu lượt bay, đây là tỷ lệ tai nạn hàng không thấp nhất trong những năm gần đây.

Theo một báo cáo của tạp chí Research in Transportation Economics, du lịch hàng không an toàn hơn hẳn so với sử dụng các phương tiện vận chuyển khác, bao gồm:
  • Xe hơi
  • Phà
  • Tàu điện ngầm
  • Tàu hỏa
  • Xe bus

Tuy nhiên có những khoảnh khắc trên máy bay có thể làm cho những người thường xuyên đi máy bay cũng phải bám chặt tay vào ghế của họ để trấn tĩnh, ví dụ như máy bay bắt đầu hạ cánh xuống đường băng hoặc khi máy bay gặp phải những nhiễu loạn xấu. Tuy nhiên những cảm giác này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất khi kết những kích thích này kết thúc.

Những người mắc chứng sợ đi máy bay (aviophobia) ngược lại, họ luôn sợ hãi khi phải đi máy bay, đó là một sự sợ hãi sâu sắc và liên tục chứ không phải một cảm giác bất an thoáng qua.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ đi máy bay

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng sợ đi máy bay của bạn. Nó có thể được gây ra bởi một nguyên nhân trực tiếp đơn lẻ hoặc là sự kết hợp của các yếu tố.

Nguyên nhân trực tiếp có thể là một chuyến bay tồi tệ mà bạn đã trải qua, hoặc là sự ám ảnh với những sự cố tai nạn máy bay hoặc các sự kiện hàng không gây chấn động.

Chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến chứng sợ đi máy bay. Cabin của máy bay là một không gian nhỏ, chật ních người và tạo ra cảm giác bị giam hãm khi máy bay đang ở trên cao.

Lời khuyên để vượt qua nỗi sợ đi máy bay

Nếu bạn cảm thấy sợ bay, những lời khuyên sau đây có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bạn khi bay:

Hít và thở: Hít sâu trong 4 giây sau đó thở ra trong 6 giây. Lặp lại các chu kì hít thở như vậy để giữ sự bình tĩnh.

Tư thế ngồi: Bắt chéo hai chân ở vị trí mắt cá, bắt chéo hai tay ở trước ngực. Hít thở sâu, và giữ lưỡi của bạn ở vị trí cao trên vòm miệng.

Loại bỏ căng thẳng: Hạ cửa sổ máy bay để bạn không bị phân tâm bởi sự di chuyển bên ngoài.

Kiểm soát sự ​​lo lắng của bạn: Thực hành các bài tập thiền mỗi ngày từ một hoặc hai tuần trước chuyến bay.

Tăng cường sự tập trung và giảm lo lắng: Làm những việc giúp bạn tập trung và giảm lo lắng. Các giai điệu êm dịu, các món đồ ăn nhẹ mà bạn ưa thích cũng rất tốt cho cảm xúc. Tránh xa các loại thực phẩm có đường bởi vì chúng ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của bạn.

Loại bỏ những chất kích thích: Sẽ rất hữu ích khi loại bỏ các chất kích thích như caffeine, thức uống tăng lực, và các chất kích thích khác.

Định vị lại nỗi sợ của bạn: Bạn sợ sự mất kiểm soát? Sợ hãi cái chết? Sợ không gian hẹp? Các nguyên nhân khác nhau đòi hỏi những giải pháp khác nhau để giải quyết chúng. Các dữ liệu thống kê về mức độ an toàn cao của ngành hàng không có thể giúp bạn, bạn có thể đọc nó trước lúc lên máy bay. Bạn cũng có thể nói chuyện với hãng hàng không về việc lên máy bay sớm hoặc lựa chọn một chỗ ngồi ở gần lối đi.

Giải phóng nỗi sợ hãi: Nhiều người mắc chứng sợ đi máy bay cũng có những vấn đề liên quan đến sự kiểm soát nỗi sợ hãi.  Hãy nghĩ đến việc chia sẻ điều này với các thành viên phi hành đoàn, những người đã có kinh nghiệm hàng ngàn giờ bay để nhận được sự tư vấn phù hợp

Khi nào cần khám bác sĩ

Rất nhiều người phải đối mặt với lo lắng hàng ngày. Theo Viện nghiên cứu sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ, có 40 triệu người Mỹ trưởng thành phải đối phó với một số hình thức lo lắng nào đó.

Nếu nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn không đơn thuần chỉ là sợ đi máy bay mà bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn theo một cách bạn không thể kiểm soát, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Các chuyên gia sẽ có thể giúp bạn xác định những nguyên nhân gây ra chứng sợ đi máy bay và giúp bạn tìm ra cách kiểm soát sự sợ hãi. Bác sỹ cũng có thể cung cấp một số biện pháp điều trị giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

Những giải pháp điều trị

Giải pháp điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý. Các bác sỹ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc chống lo âu. Có hai loại thường được sử dụng: một loại bạn chỉ uống khi bạn gặp phải các yếu tố gây căng thẳng, và một loại thuốc khác bạn phải sử dụng thường xuyên.

Các liệu pháp tâm lý cũng có thể được sử dụng, bao gồm:

  • Liệu pháp tiếp xúc hay đối mặt với nỗi sợ hãi (exposure therapy)
  • Thôi miên
  • Mô hình hóa (Modeling)
  • Liệu pháp trò chuyện  (talk therapy)

Các bài tập thư giãn và hít thở cũng có thể có ích.

Mặc dù sử dụng máy bay không phải là cách duy nhất bạn có thể sử dụng để đi du lịch, nhưng đây là một trong những cách di chuyển an toàn nhất và nhanh nhất. Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ đi máy bay của mình, có rất nhiều giải pháp khác nhau để giúp bạn quản lý các nguyên nhân và sự căng thẳng đi kèm với nó. Đừng để chứng sợ đi máy bay làm ảnh hưởng đến khả năng khám phá thế giới hay những chuyến đi xa đầy niềm vui cùng với gia đình và bạn bè. Các phương pháp điều trị khác chẳng hạn như sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý có thể giúp bạn đối phó với những cảm giác mà bạn không kiểm soát được.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chứng sợ không gian hẹp

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

Xem thêm