Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ

Trẻ em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm trọng, hoặc đe dọa tính mạng khi bị ngộ độc thực phẩm. Do đó, nâng cao nhận thức của cha mẹ, và biết cách phòng chống ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau, phụ thuộc vào thực phẩm con bạn đã ăn. Một số triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng. Một số triệu chứng khác có thể gặp như tiêu chảy ra máu (nhiễm E.Coli O157), gặp hội chứng tan huyết ure huyết (HUS) hoặc sốt trong nhiễm Salmonella.

Một số chất độc có thể gây các triệu chứng thần kinh bao gồm: nhìn đôi, khó nói, khó nuốt, khó thở.

Tóm lại, triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân, có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn thức ăn.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Thường rất khó khăn để chẩn đoán ngộ độc thực phẩm vì gồm rất nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, độc tố như:

  • Campylopacter
  • Salmonella
  • E. Coli O157
  • Virus Norwalk
  • Shigella
  • Viêm gan A
  • Giardia lamblia
  • Clostridium botulinum sản xuất độc tố botulinum - là một loại độc tố thần kinh
  • Listeria
  • Tụ cầu vàng sản xuất ngoại độc tố
  • Vibrio vulnificus

Ngoài ra, có thể dựa vào dấu hiệu nhiều người cùng ăn tại một nhà hàng có những triệu chứng giống nhau. Để chẩn đoán đúng nguyên nhân nên xét nghiệm phân để biết rõ chính xác do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay độc tố.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Mục đích chính của điều trị ngộ độc thực phẩm là chống mất nước, bù dịch cho cơ thể. Kháng sinh có thể không cần thiết, hoặc không hữu ích trong một số trường hợp do nhiễm Shigella hay kí sinh trùng. Đưa con bạn đến cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong trường hợp bé có những triệu chứng ỉa chảy ra máu, sốt cao, dấu hiệu mất nước.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Vì ngộ độc thực phẩm rất khó nhận biết và có rất ít cách điều trị, do đó phòng bệnh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Rửa tay trong suốt quá trình chuẩn bị cũng như nấu thức ăn cho trẻ.
  • Cần nấu chín thức ăn trước khi cho trẻ ăn.
  • Đựng thức ăn, dụng cụ nấu nướng đồ sống và chín riêng biệt, tránh vi khuẩn từ dụng cụ bẩn, thức ăn sống nhiễm sang các dụng cụ sạch, thức ăn chín. Nhớ rửa sạch dụng cụ nấu nướng bằng xà phòng và tráng lại bằng nước nóng.
  • Thức ăn được nấu sau vài giờ nếu không ăn cần được bảo quản tủ lạnh ở ngăn mát hoặc ngăn đá.
  • Rửa sạch rau củ quá, trái cây trước khi ăn.
  • Tránh uống các loại sữa tươi chưa tiệt trùng.
  • Tìm hiểu một số thực phẩm bị ô nhiễm có thể có trong nhà của bạn.
  • Vứt bỏ những thực phẩm nghi ngờ bị ô nhiễm hoặc quá hạn sử dụng thậm chí chúng không bị mốc, không có mùi.

Lưu ý

  • Một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc như: sữa chưa tiệt trùng và một số các sản phẩm từ sữa, thịt, các loại thịt gia cầm chưa được nấu chín, sò, ốc sống, salad khoai tây, salad trứng, salad gà,…
  • Thực phẩm có thể bị nhiễm độc bằng nhiều cách như trồng rau củ với nguồn nước bẩn, chế biến/đóng hộp không đúng quy trình, chưa được nấu chín, thậm chí nhiễm độc trong quá trình chuẩn bị thức ăn do người đang bị ốm chuẩn bị nhưng không rửa tay đúng cách.
  • Nhận biết thực phẩm hỏng qua màu sắc và mùi. Tuy nhiên chỉ đúng trong một số trường hợp.
  • Mật ong có thể là một nguồn chứa bào tử của vi khuẩn (Clostridum botulinum). Vì vậy, không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella

CTV Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 10/09/2024

    Mách bạn cách đối phó với tình trạng hôi chân

    Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?

  • 10/09/2024

    Dậy thì sớm: liệu có cách nào ngăn ngừa không?

    Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.

  • 10/09/2024

    Giảm cân hiệu quả hơn với chế độ ăn giàu chất xơ và protein

    Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.

  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

  • 08/09/2024

    9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mắt

    Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Xem thêm