Mỗi năm, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam có khoảng 250 - 500 vụ ngộ độc thực phẩm, với khảng 7.000 đến 10.000 nạn nhân, trong đó có khoảng 100 - 200 người tử vong. Con số thực sự có thể lớn hơn đó rất nhiều với tình trạng thực phẩm không an toàn lan tràn như hiện nay.
Các chuyên gia đã ghi nhận hơn 250 bệnh liên quan đến thực phẩm, một số gây ra bởi vi khuẩn trong thức ăn và những bệnh khác là do các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó thói quen của người tiêu dùng và những hiểu nhầm đáng tiếc trong lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm cũng gây nên tình trạng gia tăng ngộ độc thực phẩm.
Dưới đây là sự thật đằng sau những hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm
“Tôi bị ngộ độc những thức ăn trong bữa ăn cuối cùng mà tôi ăn trước đó”
Thực tế thì hầu hết những vi khuẩn có hại sẽ tồn tại lâu hơn vài giờ và khiến bạn khó chịu. Đừng nhanh chóng kết tội rằng món sushi mà bạn ăn bữa trưa khiến bạn bị nôn, đau bụng; đó có thể là do những thứ mà bạn ăn từ đêm hôm trước, thậm chí có thể là món trứng ốp - lếp cách đây 2 ngày.
“Tôi càng sử dụng nhiều thuốc tẩy thì càng giết chết nhiều vi khuẩn.”
Bạn sẽ giết chết một lượng vi khuẩn giống nhau khi bạn sử dụng một lần xịt hay gấp 4 lần như thế. Điều quan trong là bạn phải đảm bảo chắc chắn mọi bề mặt tiếp xúc với vi khuẩn đều được cọ rửa kĩ lưỡng. Theo khuyến cáo thì bạn nên dùng 1-1,25 thìa cà phê dung dịch tẩy rửa. Bạn cũng nên rửa sạch dao và thớt sau mỗi lần sử dụng để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, đặc biệt là khi thái thịt sống.
“Tôi không thể bị ngộ độc khi ăn hoa quả và rau củ đã bóc vỏ.”
Bạn hoàn toàn có thể bị bệnh do ăn cam, dưa chuột, kể cả khi bạn đã bóc vỏ. Các hóa chất và vi khuẩn có thể lan truyền từ vỏ vào bên trong trái cây và rau củ khi ta cắt chúng. Hãy đảm bảo luôn rửa kĩ tất cả các thực phẩm của bạn dù bạn có ý định ăn nó bằng cách nào, có gọt vỏ hay không gọt. Nhưng tránh sử dụng xà phòng để rửa vì hóa chất có thể lưu lại trên thức ăn và khiến chúng trở nên không an toàn.
“Vì tôi ăn kiêng nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm là rất thấp.”
Những thực phẩm từ động vật như thịt và phomai chưa được tiệt khuẩn thường là nguyên nhân của các trường hợp ngộ độc nhưng trái cây và rau củ cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Quy trình sản xuất không an toàn cho của những người nông dân hoặc các nhà phân phối, cũng như ử dụng các phân bón chưa được xử lý đúng cách hay nước tưới nhiễm bẩn thường là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan của vi khuẩn.
“Ngộ độc thực phẩm không phải là một vấn đề lớn, tôi sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày.”
Bạn nghĩ tự mình có thể điều trị ngộ độc thực phẩm nhưng một số trường hợp có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Trong khi hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ trong 1 hoặc 2 ngày nhưng một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Hàng năm, Việt Nam có hàng trăm người chết do ngộ độc thực phẩm và đó vẫn là những con số thống kê chưa đầy đủ. Tại Mỹ, một đất nước phát triển và có những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm nhưng hàng năm vẫn có khoảng 3.000 người Mỹ chết vì các bệnh liên quan đến thực phẩm.
Hơn thế nữa, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến suy thận khi vi khuẩn ví dụ như E.Coli tấn công hệ tiêu hóa và giải phóng các chất độc phá hủy hồng cầu, gây tổn thương cơ quan. Mặc dù hiếm gặp nhưng một số lượng nhỏ những người bị nhiễm Salmonella hoặc Shigella bị đau khớp và có thể tiến triển thành viêm khớp mạn. Nhiễm Listeria có thể gây viêm màng não, dẫn đến những tổn thương não, trong khi đó hội chứng rối loạn thần kinh Guillain – Barre có thể gây ra do nhiễm Campylobacter.
“Rửa thịt có thể loại bỏ bất kì vi khuẩn có hại nào.”
Rửa thịt dưới vòi nước trước khi chế biến nghe giống như có thể loại bỏ bất cứ thứ gì có thể làm bạn bị ốm nhưng thực sự thì hoàn toàn ngược lại. Nó sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thức ăn. Nước từ các loại gia cầm hoặc hải sản sống có thể rơi vãi ra bồn rửa, bàn bếp và bất cứ vật dụng nào gần đấy, làm vi khuẩn lây lan. Hãy bỏ qua vòi nước và cho vào chậu rửa riêng và sau khi rửa xong thịt, nhớ vệ sinh tay và các dụng cụ liên quan thật sạch sẽ.
“Bạn không nên để thức ăn nóng vào tủ lạnh.”
Thực sự thì bạn nên làm vậy vì nó sẽ giữ được mùi vị. Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng khi để thức ăn trong vòng 2 giờ ở nhiệt độ phòng và trong những tháng hè nóng nực này, chúng sẽ nhanh chóng bị hư sau 1 giờ. Bạn nên chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ và đóng gói vào những hộp nông sẽ khiến chúng nhanh chóng được làm mát hơn.
“Tôi có thể ăn những thức ăn ở ngoài, miễn là tôi hâm lại chúng.”
Nếu bạn muốn bị ốm thì hãy cứ làm như vậy. Một số vi khuẩn như Staphylococcus và Bacillus cereus sản xuất ra các độc tố không bị phát hủy khi hâm lại, kể cả nhiệt độ cao. Hãy vứt bỏ những thức ăn đã để ở ngoài quá 2 giờ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.