Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mỡ nâu và tác dụng tăng tốc độ chuyển hóa

Mỡ nâu là một loại mỡ đặc biệt, được tìm thấy với một số lượng nhỏ trong cơ thể, có thể giúp bạn đốt cháy calo với tỷ lệ rất cao.

Mỡ nâu là gì?

Mỡ trắng là loại mỡ chiếm đa số trong số các phần mỡ của cơ thể, và được sử dụng để dự trữ lượng calo thừa mà chúng ta đã tiêu thụ. Khác với mỡ trắng, mỡ nâu lại có tác dụng đốt cháy calo để sinh ra nhiệt (trong điều kiện thích hợp). Trên thực tế, nếu được kích hoạt một cách toàn diện, mỡ nâu có thể tạo ra lượng nhiệt cao hơn khoảng 300 lần so với lượng nhiệt mà bất kỳ tế bào nào trong cơ thể sản sinh ra. Khoảng 55g mỡ nâu có thể giúp bạn đốt cháy được hàng trăm calo một ngày – tương được với việc luyện tập thể thao trong vòng 30 phút. Và gần như tất cả những người trưởng thành, đều có một lượng nhỏ mỡ nâu trong cơ thể.

Mỡ nâu chủ yếu nằm ở bên cạnh cổ, đôi khi sẽ chạy xuống vai và cánh tay hoặc được dự trữ tại khu vực ngay phía trên xương đòn (xương quai xanh). Các vị trí lưu trữ mỡ nâu phổ biến khác bao gồm phần lưng trên, giữa 2 bả vai, và dọc theo 2 bên cột sống. Lượng mỡ nâu nhiều nhất trong cơ thể chỉ lên tới vài ounce (1 ounce = 28g), hơn nữa, lại nằm sâu dưới da, nên mỡ nâu sẽ không dễ nhìn thấy từ bên ngoài như mỡ trắng.

Mỡ nâu hoạt động như thế nào?

Nhiệt độ thấp có thể kích hoạt mỡ nâu

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu người Thụy Điển đã nghiên cứu 5 đối tượng, sau khi họ dành thời gian là 2 tiếng trong môi trường nhiệt độ từ khoảng 17 độ C đến 19 độ C. Trong quá trình nghiên cứu, các đối tượng sẽ được làm mát cơ thể thêm bằng cách thường xuyên đặt một chân trong chậu nước đá, mỗi lần 5 phút, thay đổi giữa 2 chân. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, nhiệt độ thấp không chỉ khiến lượng mỡ nâu dễ phát hiện hơn, mà việc tiếp xúc với đá lạnh ở chân còn có thể tăng lượng mỡ nâu hoạt động lên khoảng 15 lần.

Mỡ nâu có thể cải thiện việc chuyển hóa đường huyết

Mỡ nâu có thể có khả năng chống lại bệnh tiểu đường theo một cách rất đặc biệt. Những người có lượng đường huyết thấp sẽ có xu hướng có nhiều mỡ nâu hơn so với những người có lượng đường huyết cao, điều này chỉ ra rằng, có thể, mỡ nâu đóng một vai trò trực tiếp trong việc kiểm soát glucose trong máu.

Một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã tìm ra rằng, có một loại protein đặc biệt trong mỡ nâu có thể cải thiện khả năng chuyển hóa của mỡ trắng. Khi các nhà nghiên cứu xem xét giống chuột bị mất đi loại protein này, thì những con chuột sẽ có các biểu hiện thiếu năng lượng, tăng cân và mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu khác tại trung tâm tiểu đường Joslin, một nhóm nghiên cứu đã cấy một lượng nhỏ mỡ nâu lấy từ nhóm chuột ban đầu, sang một nhóm chuột khác. Kết quả cho thấy, sau 8 tuần, nhóm chuột được cấy mỡ nâu không chỉ gầy hơn so với nhóm chuột ban đầu, mà còn có quá trình chuyển hóa glucose tốt hơn và giảm được tình trạng kháng insulin.

Mỡ nâu có thể tăng điểm chuyển hóa (metabolic set point)

Điểm chuyến hóa là mức cân nặng của cơ thể mà khi đó, não bộ sẽ tự động làm chậm các hoạt động chuyển hóa lại, do vậy, sẽ khiến bạn khó để giảm cân hơn. Bằng việc quay vòng các hoạt động trao đổi chất, mỡ nâu có thể giúp bạn chống lại việc suy giảm các hoạt động trao đổi chất xảy ra khi bạn bắt đầu ăn kiêng. Nếu bạn có khả năng đốt cháy thêm từ 200-300 calo một ngày thông qua hoạt động của mỡ nâu, thì từng đó là quá đủ để bạn có thể giảm đi một vài cân trong vòng vài tuần.

Theo thống kê tại Mỹ, cứ mỗi 10 năm già đi, cân nặng của người Mỹ sẽ tăng lên khoảng 4.5- 5kg. Lượng calo mà bạn đốt cháy được thêm do hoạt động của mỡ nâu có thể đủ để giúp bạn chống lại sự tăng cân do lão hóa ở trên, giúp bạn cũng như tất cả mọi người duy trì được lượng mỡ vừa đủ cho cơ thể như thời còn trẻ.

Làm thế nào để kích hoạt mỡ nâu hoạt động tối đa?

Bạn nên cho da (cơ thể) tiếp xúc với nhiệt độ mát

Nhiệt độ mát, lạnh có thể sẽ gửi tín hiệu tới não, sau đó não sẽ hoạt động để kích hoạt hoạt động của mỡ nâu theo 2 cách: bằng cách trực tiếp kích hoạt hệ thống mạch máu, làm tăng lượng máu chảy tới những nơi dự trữ mỡ nâu, và cách thứ 2 là bằng cách gửi các xung thần kinh tới các tế bào mỡ nâu, nhằm kích thích hoạt động của mỡ nâu ở mức độ tế bào.

Đấy là cơ thể, còn bạn sẽ như thế nào trong những trường hợp này? Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, ngồi trong phòng 15 độ C trong 2 giờ và mặc quần áo mùa hè có thể kích thích lượng mỡ nâu đốt cháy thêm khoảng 100-250 calo, phụ thuộc vào từng người. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản lại thấy rằng, một nửa số đối tượng nghiên cứu dưới 38 tuổi sẽ kích hoạt được hoạt động của mỡ nâu khi ở trong môi trường xấp xỉ 19 độ C. Do vậy, làm giảm nhiệt độ tại nhà hoặc tại phòng làm việc của bạn có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc kích thích hoạt động của mỡ nâu, từ đó có thể hỗ trợ cho việc giảm cân.

Luyện tập thể thao trong môi trường mát mẻ

Luyện tập thể thao trong môi trường mát mẻ có thể giúp bạn kích hoạt được lượng mỡ nâu trong cơ thể, và sẽ giúp bạn đốt cháy được nhiều calo hơn. Bạn có thể tập luyện thể thao trong môi trường nhiệt độ khoảng từ 16 – 18 độ C, thậm chí có thể thấp hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tăng thêm hiệu quả của việc luyện tập bằng cách để lộ càng nhiều da càng tốt, vì việc vã mồ hôi khi luyện tập cũng là một cách tự làm mát của cơ thể. Việc bạn không nên làm: không nên cố gắng tập luyện trong môi trường quá nóng bức với hi vọng sẽ đổ mồ hôi nhiều và giảm được nhiều calo hơn. Trên thực tế, môi trường càng nóng, thì hoạt động của mỡ nâu càng ít và bạn sẽ không đốt cháy được nhiều calo như bạn nghĩ.

Cân nhắc đến chế độ ăn ít chất béo, giàu carbohydrate

Mặc dù chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy một chế độ ăn cụ thể nào đó có thể kích hoạt hoạt động của mỡ nâu, nhưng các chuyên gia chụp X quang (là những người muốn giảm hoạt động của mỡ nâu nhất, vì mỡ nâu hoạt động sẽ làm việc chụp X quang và phát hiện khối u ung thư gặp nhiều khó khăn hơn) thường khuyến nghị người bệnh ăn một chế độ ăn giàu chất béo, ít carbohydrate trước khi chụp X quang để làm giảm hoạt động của mỡ nâu. Từ đó có thể suy ra rằng, để tăng hoạt động của mỡ nâu, bạn nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo và giàu carbohydrate.

Ăn nhiều táo, và hãy ăn cả vỏ

Axit ursolic, một chất tập trung rất nhiều trong vỏ táo, sẽ làm tăng lượng mỡ nâu và tăng khối cơ trong cơ thể, cùng lúc đó, có thể làm giảm tình trạng béo phì và cải thiện sự dung nạp glucose. Các loại thực phẩm khác có chứa axit ursolic bao gồm quả nam việt quất (cranberries), việt quất (blueberries), mận (cả mận tươi và mận khô), một số loại thảo mộc, như rau oregano, húng tây, hoa oải hương, húng quế, lá bạc hà và táo gai…Nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng mướp đắng cũng có thể làm tăng hoạt động của mỡ nâu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn “đốt” được bao nhiêu calorie trong khi ngủ?

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm