Vòng eo to ra thỉnh thoảng được xem như là cái giá của việc già đi. Với phụ nữ, điều này có thể đặc biệt chính xác sau khi mãn kinh, khi mà mỡ của cơ thể có xu hướng chuyển xuống vùng bụng.
Tuy nhiên gia tăng mỡ bụng gây ra nhiều thứ hơn là chỉ làm cho bạn khó kéo khóa quần jean. Nghiên cứu chỉ ra rằng mỡ bụng cũng mang theo các nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng. Tin tốt là gì? Đó là nguy cơ gây ra bởi mỡ bụng có thể giảm được.
Điều gì đằng sau mỡ bụng?
Cân nặng của bạn chủ yếu được xác định bởi cách bạn cân bằng lượng calo ăn vào với năng lượng bạn đốt cháy. Nếu bạn ăn quá nhiều và tập luyện quá ít, bạn rất có thể thừa cân- bao gồm mỡ bụng.
Tuy nhiên, tuổi tác cũng đóng vai trò nhất định. Khối cơ có thể giảm nhẹ theo tuổi, trong khi chất mỡ thì tăng lên. Mất khối cơ cũng làm giảm tỉ lệ cơ thể sử dụng năng lượng, điều mà có thể làm bạn khó khăn hơn để duy trì một cân nặng khỏe mạnh.
Nhiều phụ nữ cũng nhận thấy tăng lượng mỡ bụng khi họ già đi- thậm chí nếu họ không tăng cân. Điều này có thể là do giảm lượng estrogen, chất ảnh hưởng đến sự phân bố mỡ trong cơ thể. Xu hướng tăng cân hoặc tập trung cân nặng quanh vùng eo- và có một thân hình “quả táo” hơn là “quả lê”- có thể có nhân tố di truyền.
Vấn đề với mỡ bụng là nó không giới hạn lớp đệm mỡ nằm ngay dưới lớp da (mỡ dưới da). Nó cũng bao gồm cả mỡ nội tạng- mỡ nằm sâu bên trong bụng, bao quanh nội tạng của bạn.
Mặc dù lớp mỡ dưới da gây ra những mối quan tâm về thẩm mỹ, thì mỡ nội tạng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe nguy hiểm hơn, bao gồm:
Nghiên cứu cũng liên kết mỡ bụng với sự gia tăng nguy cơ tử vong sớm- bất kể cân nặng toàn thân. Thực tế rằng, một vài nghiên cứu tìm ra rằng thậm chí khi phụ nữ có cân nặng bình thường dựa vào các đo lường chỉ số khối cơ thể chuẩn (BMI), một vòng eo lớn cũng làm tăng nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch.
Đo lường vòng eo của bạn
Vậy làm cách nào để biết nếu bạn có quá nhiều mỡ bụng? Hãy đo vòng eo.
Với phụ nữ, đo vòng eo hơn 35 inch (89cm) chỉ ra sự tập trung mỡ bụng không tốt và nguy cơ cao hơn các vấn đề sức khỏe.
Bạn có thể làm thon cơ bụng với bài tập gập bụng hoặc các bài tập nhắm đến vùng bụng khác, nhưng chỉ tập những bài tập này sẽ không xóa bỏ được mỡ bụng. Tuy nhiên, mỡ nội tạng đáp ứng với chế độ ăn và chiến lược tập thể dục sẽ giúp bạn giảm lượng cân thừa và làm giảm tổng lượng mỡ cơ thể. Để chiến đấu với mỡ bụng:
Ngoài ra, các bài tập luyện sức mạnh được khuyến cáo tập ít nhất 2 lần một tuần. Nếu bạn muốn giảm cân hoặc đặt mục tiêu thể dục cụ thể, bạn có lẽ sẽ cần tập luyện nhiều hơn.
Để giảm lượng mỡ thừa và tránh nó quay trở lại, đặt mục tiêu giảm cân chậm rãi và từ từ- đến 2 pounds (1 kg) một tuần. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn trong việc bắt đầu và tiếp tục trên chặng đường giảm cân.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.
Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.
Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.