Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dạy trẻ tập bò

Cũng giống như nhiều bậc cha mẹ khác, chắc hẳn, bạn rất mong chờ từng mốc phát triển của tẻ, ví dụ như khi trẻ biết cười, biết ngồi và biết bò.

Và có thể hiện tại, bạn nhận thấy rằng, dường như con bạn không có dấu hiệu gì cho thấy trẻ sẽ chuẩn bị di chuyển và biết bò cả. Biết bò là một mốc phát triển sẽ xảy ra một cách tự nhiên khi trẻ sẵn sàng . Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể làm để khuyến khích trẻ di chuyển và có thể sẽ biết bò sớm hơn.

Bạn có thể giúp trẻ học bò như thế nào?

Dưới đây là 5 điều bạn có thể làm để giúp trẻ học cách bò

1. Để trẻ có đủ thời gian nằm sấp

Mặc dù trẻ nhỏ nên ngủ ở tư thế ngửa, nhưng đôi khi, việc bạn để trẻ nằm sấp khi trẻ thức cũng là một điều tốt. Khi trẻ nằm trên bụng, trẻ sẽ có xu hướng nhỏm đầu dậy, hành động này sẽ làm khỏe phần thân và lưng của trẻ, giúp các chi của trẻ có thể tự do di chuyển. Điều này sẽ giúp việc xây dựng các khối cơ cần thiết khi trẻ biết bò. Lúc đầu, một vài trẻ có thể sẽ không thích việc nằm sấp. Nếu trẻ khóc hoặc la hét khi được đặt nằm sấp, thì bạn chỉ nên để trẻ nằm như vậy khoảng một vài phút mỗi lần. Bạn cũng có thể tạo ra niềm vui cho trẻ bằng cách đặt trẻ ở các tư thế khác nhau (ví dụ nằm nghiêng, nằm ngửa và nằm sấp), mỗi tư thế thực hiện trong một vài phút. Bạn cũng có thể cho trẻ tập nằm sấp bằng cách bạn nằm ngửa, sau đó cho trẻ nằm sấp trên bụng để khi trẻ nhỏm đầu dậy có thể nhìn thấy mặt của bạn.

2. Giảm thời gian trẻ dùng xe tập đi hay nằm trong nôi

Những trẻ không có nhiều thời gian chơi đùa với mặt đất thì sẽ mất nhiều thời gian để phát triển sức mạnh cần thiết cho việc tập bò hơn. Mặc dù xe nôi, xe tập đi, võng, cũi và các thiết bị khác cho trẻ ngồi là cách tốt để giữ trẻ an toàn trong giới hạn, nhưng bạn nên để trẻ có khoảng thời gian chơi đùa tự do trên sàn nhà để có thể kích thích khả năng khám phá và di chuyển của trẻ.

3. Tăng thêm sự thú vị của các chuyển động của trẻ

Bản năng của trẻ đã là chuyển động hướng về phía trước, nhưng bạn có thể làm cho hoạt động này trở nên thú vị hơn bằng cách đưa ra cho trẻ một thứ gì đó để trẻ với tới.

Bạn có thể thử đặt một thứ đồ chơi yêu thích của trẻ trên sàn khi đang cho trẻ tập nằm sấp, nhưng hãy để xa hơn tầm với của trẻ. Việc này sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú và khiến trẻ sẽ có mục tiêu để hướng tới trong khi cố gắng di chuyển. Một mẹo khác là bạn có thể đặt một chiếc gương ở phía trước của trẻ. Khi trẻ nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong gương, trẻ sẽ cảm thấy tò mò và từ từ bò đến gần chiếc gương để khám phá.

Một vài trẻ sẽ có những cách sáng tạo hơn để có thể với tới món đồ chơi của trẻ mà không phải bằng cách bò, ví dụ như trườn, hoặc lăn tới món đồ chơi. Do vậy, việc bạn dạy trẻ bò bằng cách này sẽ khó khăn hơn một chút, nhưng nếu bạn vẫn giữ sự quyết tâm dạy trẻ bò và di chuyển món đồ chơi lại gần hơn, bạn sẽ rất ngạc nhiên về sự kiên nhẫn của trẻ và còn ngạc nhiên hơn nữa về cách mà trẻ sẽ sử dụng để với tới món đồ chơi của mình.

4. Cho trẻ khoảng không gian thoải mái để khám phá

Hãy có một khoảng không gian trong nhà chứa đầy những món đồ chơi thú vị và những thứ mà trẻ có thể khám phá một cách an toàn. Nếu sàn nhà của bạn không trải thảm, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ bò sớm hơn một chút bằng cách cho trẻ mặc quần áo dài tay. Việc mặc quần áo dài sẽ làm giảm sự ma sát với sàn nhà không trải thảm và giúp việc bắt đầu học bò của trẻ trở nên dễ dàng hơn.

5. Tập bò cùng con

Trẻ có thể sẽ biết bò sớm hơn nếu trẻ có anh/chị cùng bò trên sàn với trẻ trong khi tập nằm sấp. Sự thật là, nếu trẻ nhìn thấy một món đồ chơi yêu thích nhưng lại cách xa, trẻ có thể sẽ không biết được việc làm thế nào để bắt đầu bò tới đó. Nhưng, nếu bạn chỉ cho trẻ cách làm việc đó, trẻ có thể sẽ bắt chước những chuỷen động của bạn và có xu hướng bò tới món đồ chơi.

Để trẻ bò được cần những gì?

Đa số các kỹ năng chuyển động đều phức tạp hơn vẻ bề ngoài, và kỹ năng bò cũng là một kỹ năng như vậy.  Có thể bạn sẽ cho rằng, việc di chuyển loanh quanh là một hoạt động cơ bản của trẻ, nhưng trên thực tế, trẻ cần phải phát triển 2 khả năng quan trọng trước khi biết bò. Thứ nhất, trẻ phải phát triển cơ bắp ở tay và chân đủ khỏe để có thể nâng đỡ thân minh trong khi bò. Và thứ hai, trẻ cần phải có khả năng phối hợp chuyển động của các chi (2 tay 2 chân) để có thể di chuyển được trong khi bò.

Các dạng bò khác nhau

Đa số các trẻ sẽ không phát triển thẳng từ việc đang bất động chuyển sang bò bằng tay và đầu gối. Trên thực tế, một số trẻ sẽ không bao giờ học được cách bò cơ bản, tức là sử dụng tay phải chân trái hoặc tay trái chân phải khi bò. Thay vào đó, trẻ có thể tự “sáng tạo” ra nhiều kiểu di chuyển khác nhau. Ví dụ, trẻ có thể bắt đầu di chuyển xung quanh bằng việc dùng bụng và cánh tay (giống như trườn), hoặc cũng có thể trẻ sẽ sử dụng chân nhiều hơn tay hay vừa ngồi vừa nhảy chồm về phía trước, sử dụng môn, chân và tay. Cũng có những trẻ sẽ không tập bò mà chuyển thẳng từ việc biết lật mình sang việc biết ngồi và biết đi luôn.

Khi nào trẻ sẽ bắt đầu biết bò?

Với đa số trẻ, kỹ năng cần thiết để bắt đầu di chuyển sẽ phát triển khoảng  vào giữa năm đầu đời, tức là trong khoảng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 10.

Tuy nhiên, nếu em bé nhà bạn có chiều cao cân nặng lớn hơn so với mức trung bình, thì trẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn để học cách di chuyển. Và nếu trẻ tập trung phát triển vào các kỹ năng khác, ví dụ như kỹ năng vận động tinh hoặc kỹ năng phát triển ngôn ngữ hơn, thì việc biết bò của trẻ có thể cũng sẽ xảy ra muộn hơn.

Nếu trẻ không tập bò thì có nên lo lắng hay không?

Điều thú vị là có những em bé sẽ không tập bò, thay vào đó, trẻ sẽ tập ngồi, tập đứng dậy sau đó tập đi luôn. Do vậy, bạn không cần phải lo lắng nếu em bé của bạn không biết bò. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng, trẻ cố gắng di chuyển nhưng chỉ có thể sử dụng một nửa người ở một bên thì nên trao đổi vấn đề này với bác sỹ. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ nếu bạn lo ngại rằng em bé của bạn không phát triển khả năng di chuyển xung quanh. Bác sỹ có thể sẽ tiến hành đánh giá xem liệu sự phát triển của trẻ có bình thường hay không.

Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

Xem thêm