Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sảy thai kéo dài bao lâu?

Sảy thai là tình trạng mất đi bào thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Trải qua hiện tượng sảy thai là một điều thật khủng khiếp, đặc biệt là khi bạn và gia đình đang mong chờ một thiên thần nhỏ ra đời.

Nhưng không may là có khoảng 10-20% số trường hợp mang thai sẽ kết thúc bằng việc sảy thai. Quá trình sảy thai diễn ra trong bao lâu sẽ rất khác nhau giữa mỗi phụ nữ, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Yếu tố nguy cơ của sảy thai

Nguy cơ sảy thai sẽ tăng dần theo tuổi

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai là khoảng 10%
  • Phụ nữ từ 35-45 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 20-30%
  • Nếu bạn mang thai sau tuổi 45, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên là 50%.

Sảy thai có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu bạn mắc phải một số bệnh mãn tính, như tiểu đường, hoặc nếu bạn có vấn đề với tử cung hoặc cổ tử cung.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ sảy thai bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Uống nhiều rượu bia
  • Nhẹ cân
  • Thừa cân
Sảy thai diễn ra trong bao lâu?

Nếu bạn bị sảy thai trước khi bạn biết mình có thai, bạn có thể sẽ đánh giá nhầm tình trạng chảy máu và đau bụng là do chu kỳ kinh nguyệt gây ra. Một số phụ nữ bị sảy thai và thâm chí còn không biết là mình đã bị như vậy. Nguyên nhân là vì quá trình này diễn ra rất nhanh.

Thời gian của quá trình sảy thai sẽ khác nhau với mỗi phụ nữ, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bạn đã mang thai bao lâu rồi, bạn có mang đa thai (sinh đôi, sinh ba) hay không, và mất bao lâu để cơ thể có thể đào thải mô thai và bánh rau ra ngoài.

Những phụ nữ mới mang thai bị sảy thai thường chỉ bị chảy máu và đau bụng trong khoảng vài tiếng. Nhưng một số phụ nữ có thể sẽ bị ra máu trong vòng 1 tuần.

Việc ra máu có thể sẽ rất nhiều, đi kèm với các cục máu đông, nhưng sẽ giảm dần trước khi ngừng chảy máu hẳn. Tình trạng chảy máu thường sẽ ngừng hẳn sau 2 tuần. Nếu bào thai được cơ thể hấp thu, thì bạn sẽ không bị chảy máu nhiều.

Triệu chứng sảy thai

Đa số các trường hợp sảy thai sẽ diễn ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ. Triệu chứng của việc sảy thai sẽ rất khác nhau, nhưng có thể bao gồm:

  • Đốm xuất huyết hoặc ra máu âm đạo
  • Đau bụng
  • Đau thắt lưng
  • Chảy dịch bất thường từ âm đạo

Nguyên nhân sảy thai

Sau khi bị sảy thai, bạn có thể tự đổ lỗi cho mình và thắc mắc rằng, không biết bạn đã làm gì mà bị sảy thai? Nhưng bạn nên biết rằng, đa số các tình trạng sảy thai xảy ra đều là do những nguyên nhân bạn không thể kiểm soát được. Một số trường hợp sảy thai là do bất thường trong sự phát triển của bào thai. Bao gồm:

  • Trứng bị tổn thương, khiến bào thai không hình thành được
  • Thai chết lưu trong tử cung là tình trạng bào thai chết trước khi hiện tượng sảy thai diễn ra.
  • Đôi khi nguyên nhân là do tình trạng chửa trứng, tức là bạn mang một khối u không phải ung thư trong tử cung (một số ít trường hợp chửa trứng sẽ phát triển thành ung thư)
  • Các bất thường về nhiễm sắc thể gây ra do trứng hoặc tinh trùng bị tổn thương cũng có thể dẫn đến sảy thai. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm tổn thương vùng bụng do tai nạn hoặc té ngã.

Các hoạt động thường ngày sẽ không dẫn đến tình trạng sảy thai, kể cả các hoạt động như luyện tập và quan hệ tình dục.

Nên làm gì nếu bị sảy thai?

Nếu bạn nghĩ rằng mình đã bị sảy thai, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Có rất nhiều xét nghiệm bạn cần làm để xác định xem liệu bạn có bị sảy thai thật hay không.

Bạn sẽ được thăm khám vùng chậu, để bác sỹ kiểm tra cổ tử cung. Bác sỹ cũng sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra tim thai. Xét nghiệm áu có thể sẽ được tiến hành để đo lường lượng hormone trong thai kỳ.

Nếu bạn đã đào thải ra một ít mô thai, bạn hãy mang theo mẫu mô này đến phòng khám để bác sỹ chẩn đoán.

Các loại sảy thai

Có rất nhiều loại sảy thai khác nhau, bao gồm:

Dọa sảy thai

Nếu bạn bị ra máu, nhưng cổ tử cung không giãn ra thì tức là bạn có nguy cơ bị sảy thai. Nhưng bằng việc theo dõi chặt chẽ và đôi khi là can thiệp y khoa, bạn có thể tiếp tục mang thai.

Sảy thai không thể tránh khỏi

Đây là tình trạng xảy ra khi tử cung của bạn co và giãn, bác sỹ sẽ xác định rằng hiện tượng sảy thai sẽ diễn ra.

Sảy thai không hoàn toàn

Khi cơ thể của bạn sẽ đào thải ra ngoài một vài mô thai, nhưng những mô còn lại sẽ vẫn còn trong cơ thể.

Sảy thai bị bỏ sót

Là khi bào thai đã bị chết, nhưng bánh rau và các mô thai vẫn còn trong tử cung của bạn/

Sảy thai hoàn toàn

Là khi cơ thể bạn đã đào thải toàn bộ mô thai ra ngoài/

Nếu bạn lờ đi các dấu hiệu sớm của sảy thai, bạn có thể sẽ bị sảy thai tự họa – một loại nhiễm trùng nghiêm trọng của tử cung. Các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm sốt, ớn lạnh, căng tức bụng, dịch tiết âm đạo có mùi.

Các phương pháp điều trị sảy thai

Điều trị sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào loại sảy thai. Với tình trạng dọa sảy thai, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động cho đến khi tình trạng đau bụng và chảy máu biến mất. Nếu bạn vẫn tiếp tục có nguy cơ sảy thai, bạn sẽ vẫn phải nghỉ ngơi trên giường cho đến khi chuyển dạ và sinh nở.

Trong một số trường hợp, bạn có thể để quá trình sảy thai diễn ra một cách tự nhiên, và sẽ mất vài tuần. Bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để giúp bạn loại bỏ các mô thai và bánh rau nhanh hơn.

Điều trị thường sẽ có hiệu quả trong vòng 24 giờ. Nếu vì một lý do nào đó mà cơ thể bạn không đào thải toàn bộ bánh rau hoặc mô thai ra ngoài được, bác sỹ sẽ tiến hành một thủ thuật gọi là làm giãn cổ tử cụng và nạo các mô thai còn sót ra ngoài.

Tổng kết

Sảy thai có thể là một trải nghiệm đau lòng và khủng khiếp.  Nhưng bạn không nên tự đổ lỗi cho chính mình. Kể cả khi bạn không hút thuốc, không uống rượu và thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe thì tình trạng sảy thai vẫn có thể sẽ diễn ra. Đôi khi, bạn không thể làm gì để ngăn chặn việc sảy thai cả.

Sau khi sảy thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại trong vòng 4-6 tuần. Vào thời điểm này, bạn có thể thụ thai trở lại nếu bạn cảm thấy sẵn sàng. Bạn cũng có thể thận trọng hơn, bằng việc uống vitamin cho bà bầu, hạn chế sử dụng caffeine và tránh các chấn thương vùng bụng.

Đã từng bị sảy thai không có nghĩa là bạn không thể sinh em bé được nữa. Nhưng nếu bạn bị sảy thai nhiều lần, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm