Phân bón cây trồng có thể có rất nhiều nguy hại cho vật nuôi và con người khi tiếp xúc như đụng, chạm vào, qua hít thở hoặc vô tình nuốt phải.
Mặc dù nhiều loại phân bón được cho là an toàn khi sử dụng đúng cách trên các loại cây trồng không ăn được, nhưng bạn vẫn nên thận trọng trong việc xử lý và lưu trữ phân bón. Còn nếu bạn muốn bón phân cho những loại cây ăn được (như các loại rau, củ quả), tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia xem nên sử dụng loại sản phẩm phân bón nào.
Triệu chứng ngộ độc phân bón cây trồng
Nếu tiếp xúc trực tiếp như đụng, chạm, cầm nắm không có găng tay hoặc hít phải phân bón cây trồng, các triệu chứng ngộ độc sau có thể xuất hiện:
Nếu bạn không may nuốt, ăn phải phân bón cây trồng, các biểu hiện sau có thể xuất hiện:
Phân bón cây trồng có thể sẽ gây ngộ độc với con người và vật nuôi nếu hít phải hoặc chẳng may nuốt phải. Chạm vào phân bón có thể gây kích ứng da, nuốt phải phân bón có thể sẽ dẫn đến ngộ độc.
Thành phần gây ngộ độc có trong phân bón chính là nitrat. Nitrat là một dạng khí nitro mà cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ được. Khí nitro rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, nhưng với nồng độ cao, thì rất nguy hiểm cho con người. Trong cơ thể, nitrat làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu.
Nên làm gì nếu bị ngộ độc phân bón cây trồng?
Đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Nếu nghi ngờ mình bị ngộ độc phân bón cây trồng, bạn nên gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay để được chăm sóc y tế kịp thời. Hãy cung cấp đầy đủ những thông tin sau đây để nhân viên y tế chẩn đoán chính xác nhất cho bạn:
Tại bệnh viên hoặc trung tâm chống độc, nạn nhân sẽ được:
Bác sỹ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngộ độc. Bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ các chất gây nên methemoglobin máu. Khi ngộ độc phân bón cây trồng, nitrat trong phân bón sẽ gắn với hemoglobin trong máu. Thông thường, hemoglobin là chất cho phép các tế bào máu mang oxy đi khắp cơ thể. Khi bạn bị methemoglobin máu, dòng máu tuần hoàn của bạn không thể mang đủ lượng oxy cần thiết, gây ra các vùng có màu xanh, do bị thiếu oxy. Tình trạng methemoglobin máu thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, và đôi khi được gọi là hội chứng xanh xao ở trẻ nhỏ (blue baby syndrome).
Nếu cần thiết, bác sỹ có thể sẽ kê thuốc, dùng máy hỗ trợ thở hoặc truyền dịch cho bạn.
Ngộ độc phân bón cây trồng hồi phục ra sao?
Khả năng hồi phục sau khi ngộ độc phân bón cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Bạn càng được chăm sóc y tế sớm, khả năng hồi phục của bạn càng cao. Bạn cũng nên gọi ngay cho các bác sỹ tại trung tâm chống độc nếu nghi ngờ rằng người thân của mình bị ngộ độc phân bón cây trồng. Tình trạng ngộ độc phân bón cây trồng có thể sẽ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì