Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thường xảy ra khi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm hay hóa chất làm ô nhiễm đồ ăn hoặc thức uống.

Nên ăn gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Tại Mỹ, 5 tác nhân gây ra khoảng 91% các ca ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Noro virus, vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Clostridium perfringens, vi khuẩn Campylobacter, tụ cầu Staphylococcus.

Salmonella và norovirus là nguyên nhân chính cho hầu hết các trường hợp cấp cứu ngộ độc thực phẩm, nhưng vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc, các chất gây ô nhiễm và các chất gây dị ứng cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Thịt chưa được nấu chín kỹ và các loại thực phẩm được xử lý không đúng cách cũng là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc.

Đau bụng dưới, nôn mửa và tiêu chảy là những triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng 48 giờ. Gọi cấp cứu hoặc đi đến bệnh viện ngay nếu bạn có những biểu hiện nặng hơn.

Bước đầu tiên cần làm sau khi bị ngộ độc thực phẩm

Để dạ dày của bạn nghỉ ngơi: sau khi bạn trải qua hàng loạt triệu chứng bùng phát của ngộ độc thực phẩm, thường là nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên để dạ dày được nghỉ ngơi. Nghĩa là bạn nên hạn chế ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng một vài giờ.

Uống từng ngụm nước nhỏ: Bổ sung nước là rất cần thiết để giúp cơ thể bạn chống lại việc ngộ độc thực phẩm. Nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng mất nước, bởi vậy, uống từng ngụm nước nhỏ là một khởi đầu tốt cho việc hồi phục sau ngộ độc thực phẩm.

Các loại nước uống bồi phụ nước và điện giải như dung dịch oresal được pha đúng cách hay một số đồ uống thể thao có chứa các chất điện giải là cách tốt nhất để đề phòng mất nước trong giai đoạn này. Một số loại nước có thể uống là soda trắng, trà đã loại bỏ caffein (decaf tea), nước luộc rau ...

Ăn thức ăn mềm: Khi bạn cảm thấy mình có thể bắt đầu ăn được, hãy ăn những loại thực phẩm nhẹ nhàng đối với dạ dày và đường tiêu hóa. Ăn những thức ăn nhẹ, ít chất béo, ít chất xơ. Chất béo là một chất khó tiêu hóa với đường ruột, đặc biệt là khi đường ruột đang có vấn đề. Tránh ăn chất béo để tránh làm cho mọi việc trở nên tệ hơn. Những loại thực phẩm nhẹ với đường ruột bao gồm: chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì, bánh quy mặn, rau câu.

Chải răng: Axit dạ dày trào ra trong khi nôn mửa có thể phá hỏng men răng của bạn. Nhớ chải răng sau khi nôn mửa để bảo vệ răng miệng của bạn và làm bạn cảm thấy thư thái hơn sau khi nôn.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể khiến bạn cảm thấy đỡ hơn.

Nên tránh những gì?

Cơ thể bạn vừa mới trải qua một cuộc tấn công và đang trong quá trình loại bỏ được các tác nhân gây ngộ độc, bởi vậy, chắc hẳn, bạn không muốn sẽ cho những “kẻ xâm lược” đó có thêm “đạn” để tấn công bạn nữa.

Ưu tiên đầu tiên là bạn nên tránh ăn loại thực phẩm đã gây ngộ độc cho bạn. Vứt bỏ toàn bộ chúng vào sọt rác ngay lập tức và giữ chúng xa khỏi vật nuôi của bạn để đề phòng trường hợp vật nuôi của bạn sẽ ăn và cũng bị ngộ độc như bạn.

Tránh những loại thức ăn và đồ uống nhạy cảm đối với dạ dày như: rượu bia, caffein (kể cả trong soda, đồ uống bổ sung năng lượng hay cà phê), các sản phẩm từ sữa, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán, nicotine (tránh hút thuốc), thực phẩm khô (như ớt khô).

Làm theo những cách trên đây, bạn có thể sẽ cảm thấy tốt hơn trong một khoảng thời gian ngắn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm