Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ sau truyền máu: theo dõi những tai biến tại nhà

Việc chỉ định truyền máu phải đúng và hợp lý, trước mỗi trường hợp khi có quyết định truyền máu toàn phần và các chế phẩm từ máu cần phải cân nhắc kỹ.

Chăm sóc trẻ sau truyền máu: theo dõi những tai biến tại nhà

Các chế phẩm từ máu được sử dụng để truyền cho bệnh nhân bao gồm:

Các thành phần máu

  • Hồng cầu
  • Tiểu cầu
  • Huyết tương
  • Huyết tương kết tủa lạnh

Các sản phẩm từ protein huyết tương

  • Albumin
  • Globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch (vd. Gamunex, Gammagard, Privigen)
  • Globulin miễn dịch chống cytomegalovirus (Cytogam)
  • Globulin miễn dịch chống virus viêm gan B
  • Globulin miễn dịch chống uốn ván
  • Globulin miễn dịch chống yếu tố Rh (WinRho)
  • Yếu tố đông máu cô đặc (Yếu tố XIII, yếu tố von Willebrand…)

Yếu tố tái tổ hợp (sản xuất trong phòng thí nghiệm, không phải từ huyết tương của người)

  • Yếu tố VII
  • Yếu tố IX
  • Yếu tố VIIa

Các tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi truyền máu

Hầu hết trẻ sẽ không gặp phải tác dụng phụ nào sau khi được truyền máu. Một số trẻ khác có thể xuất hiện những tác dụng không mong muốn nhưng nhẹ. Tác dụng phụ thường xảy ra trong vòng 30 phút đầu sau truyền máu, nhưng đôi khi các tác dụng này có thể kéo dài tới trên 2 ngày hay thậm chí lâu hơn.

Nếu con bạn không nằm viện trong vòng 60 phút sau khi việc truyền máu hoàn tất, trẻ phải được theo dõi các phản ứng tại nhà theo hướng dẫn sau đây.

Khi nào nên đưa trẻ đi cấp cứu

Trường hợp này khá hiếm nhưng đôi khi trẻ cũng gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu con bạn xuất hiện nhiều hơn một trong các triệu chứng sau đây, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức:

  • Sốt
  • Đau đầu dữ dội
  • Cứng cổ
  • Bụng khó chịu
  • Nôn mửa
  • Thiếu tỉnh táo
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Phân đen

Nếu con bạn chỉ gặp phải một trong các dấu hiệu sau đây, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn:

  • Đau đầu
  • Nhịp tim nhanh
  • Hoa mắt, váng đầu
  • Đau lưng
  • Mặt đỏ
  • Đau bụng
  • Bụng khó chịu hay nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Đau cơ
  • Tức ngực hoặc thở dốc
  • Phát ban, nổi mề đay, ngứa
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Sốt

Cũng cần thiết phải hỏi ý kiến bác sỹ nếu con bạn gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Đau đầu kèm theo mệt mỏi và/hoặc nhìn mờ
  • Khó khăn khi đi tiểu, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường
  • Xuất huyết nhiều hơn bình thường khi trẻ vô tình cắt vào tay hay do các vết xước
  • Đau bên phải cơ thể ở dưới xương sườn và cảm thấy dạ dày khó chịu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Truyền máu có an toàn cho trẻ?

Bình luận
Tin mới
  • 23/01/2025

    Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

    Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.

  • 23/01/2025

    7 cách tăng nồng độ kali trong cơ thể

    Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.

  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

  • 21/01/2025

    Thời điểm uống cà phê cực tốt cho tim và tuổi thọ

    Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

  • 21/01/2025

    5 việc cần làm mỗi sáng để hạ huyết áp

    Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.

  • 20/01/2025

    5 lợi ích của tỏi nướng trong mùa đông

    Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.

  • 20/01/2025

    Xua tan mệt mỏi cuối năm: Bí quyết lấy lại năng lượng cho dân văn phòng

    Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.

Xem thêm