Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ bị tiêm thuốc và xét nghiệm máu khi điều trị bệnh tiểu đường

Trẻ bị tiểu đường thường xuyên phải xét nghiệm máu và tiêm insulin, nhưng điều này cũng có thể là một thách thức đối với cha mẹ của trẻ.

Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ bị tiêm thuốc và xét nghiệm máu

Khi trẻ còn rất nhỏ và mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm máu và tiêm thuốc thường xuyên có thể là một việc đặc biệt khó khăn. Các phụ huynh cần đảm bảo được việc kiểm soát bệnh tiểu đường của trẻ, bao gồm xét nghiệm thường xuyên và tiêm cho trẻ kể cả khi chúng quấy khóc, chống cự và nổi giận.

Ngay cả khi con của bạn đã quen với việc xét nghiệm máu và tiêm thuốc trong một thời gian, nhưng một nỗi sợ hãi mới hoặc các vấn đề về cảm xúc có thể xuất hiện làm cho việc xét nghiệm hoặc tiêm trở nên khó khăn hơn.

Để giúp kiểm soát các cảm giác về bệnh tiểu đường, bao gồm tức giận, thất vọng, và sợ hãi về việc xét nghiệm và tiêm, hãy cho con của bạn biết rằng việc lo lắng hoặc không thích các mũi tiêm hoặc xét nghiệm là vô cùng bình thường. Nói chuyện cởi mở về những lo ngại này.

Bạn cũng phải mô tả được mức độ quan trọng của việc tiến hành tiêm và xét nghiệm máu bằng ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ, bạn có thể giải thích rằng các mũi tiêm và xét nghiệm máu giúp giữ cho bé khỏe mạnh trong suốt cả ngày - và việc không tiêm/xét nghiệm có nghĩa là trẻ sẽ phải ở nhà, không được đi học hoặc không thể tham gia vào một vài hoạt động vui vẻ  khác.

Khuyến khích trẻ chủ động kiểm soát một phần nào đó của việc tiêm để trẻ có cảm giác có trách nhiệm hơn về sức khỏe của mình.Trẻ nhỏ có thể chọn một cây kim, đọc kết quả thử nghiệm glucose, chọn vị trí hoặc ngón tay để thử nghiệm, hoặc nhấn pit tông trên ống tiêm. Khuyến khích con bạn kiểm soát nhiều hơn theo từng độ tuổi, dần dần trẻ sẽ sẵn sàng để tự kiểm tra và tiêm thuốc (mặc dù cha mẹ nên tiếp tục giám sát).

Nếu con bạn cáu giận hoặc kêu khóc, bạn có thể bỏ qua một lần tiêm hoặc xét nghiệm. Nhưng bạn không nên thương lượng về việc xét nghiệm máu hoặc tiêm thuốc. Chúng là cần thiết và không được lựa chọn.

Đôi khi, bạn vẫn cần tiêm hoặc xét nghiệm, ngay cả khi con bạn đang buồn và không hợp tác. Sau đó, bạn có thể thưởng cho trẻ bằng một thứ thú vị như chơi trò chơi hoặc đọc sách, và sau đó nói chuyện với con về lý do tại sao trẻ lại rất buồn.

Nếu con bạn đặc biệt sợ tiêm và mỗi lần xét nghiệm hoặc tiêm thuốc với trẻ là một trận chiến, bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn về sức khoẻ tâm thần có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Có cả cha mẹ tham gia vào quá trình quản lý bệnh tiểu đường sẽ giúp duy trì quá trình điều trị và cũng có thể hỗ trợ khi bạn đối phó với những khó khăn về tiêm chích và xét nghiệm máu.

Để thực hiện tiêm và xét nghiệm máu dễ dàng hơn...

Những mẹo này có thể giúp thực hiện thử nghiệm và tiêm dễ dàng hơn:

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị insulin và các vật liệu thử trước - ngoài tầm nhìn của con bạn, nếu có thể - để giảm thiểu thời gian bạn dành cho thủ tục.
  • Thực hiện nhanh: Cố gắng giữ thời gian mà bạn dành cho việc tiêm thuốc ngắn, thư giãn và bình tĩnh càng tốt.
  • Thay đổi vị trí xét nghiệm và tiêm khác nhau. Không sử dụng cùng một vị trí cho các lần xét nghiệm hoặc tiêm liên tiếp.
  • Tận dụng thời gian ăn uống: Đối với trẻ sơ sinh, cho tiêm hoặc xét nghiệm máu trong khi cho con bú sữa mẹ hoặc cho bú bình có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Sử dụng insulin ở nhiệt độ phòng và chờ cho đến khi cồn khô trước khi tiêm để giảm thiểu sự khó chịu.
  • Hãy thử đá. Chà xát vị trí tiêm bằng một khối đá được gói trong túi nhựa hoặc khăn tắm để làm tê da trước khi tiêm. Điều này không cần thiết cho việc tiêm, nhưng có thể giúp con của bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Tìm sự phân tâm: Trẻ em có thể cảm thấy ít khó chịu và căng thẳng hơn nếu chúng thổi còi, đếm, hát, ôm đồ chơi, hoặc nghĩ đến một thứ gì đó tốt khi tiêm. Một đứa trẻ lớn tuổi có thể thích mang tai nghe hoặc xem video trong khi tiêm.
  • Cho trẻ cầm đồ chơi: Con của bạn có thể thư giãn với một con búp bê đặc biệt hoặc động vật nhồi bông để giữ trong khi tiêm hoặc xét nghiệm máu.
  • Cung cấp phần thưởng: Bạn có thể sử dụng nhãn dán hoặc các phần thưởng nhỏ khác để khuyến khích hợp tác. Con của bạn có thể gắn nhãn dán vào biểu đồ sau mỗi lần tiêm hoặc xét nghiệm máu để đánh dấu thành tích. Tuy nhiên, không sử dụng thực phẩm hoặc thức uống như phần thưởng cho trẻ
  • Khen ngợi nếu con bạn hợp tác. Nhưng đừng làm cho con của bạn cảm thấy xấu về việc không hợp tác.
  • Hãy ôm trẻ. Bạn cũng có thể chơi một trò chơi hoặc đọc một quyển sách mà con bạn chọn sau khi xét nghiệm máu hay tiêm.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ. Nói chuyện với cha mẹ khác cũng có trẻ bị tiểu đường - dù là trong các nhóm hỗ trợ, trực tiếp hoặc trên Internet - về những phương pháp nào tốt nhất cho trẻ có thể cung cấp các chiến lược mới để tiêm và xét nghiệm máu dễ dàng hơn. Và bạn cũng có thể tìm thấy những người khác để nói về những căng thẳng mà bạn đang phải giải quyết trong việc quản lý bệnh tiểu đường của con bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm chủng cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm