Trẻ em và thể thao: lựa chọn cho mỗi lứa tuổi
Bạn muốn cho con khởi đầu một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài? Hãy cân nhắc các môn thể thao cho trẻ và các hoạt động thể chất khác thân thiện với trẻ.
Với sự khuyến khích và ủng hộ của bạn, có thể một vài môn thể thao sẽ khơi dậy hứng thú cho con trẻ. Hãy thắp lên ngọn lửa đam mê bằng cách nói chuyện với con về các sự kiện thể thao và chia sẻ niềm đam mê thể thao với con.
Xem xét hoạt động phù hợp với tuổi của trẻ
Con bạn có thể cho thấy sự yêu thích sẵn có với một môn thể thao hay hoạt động nào đó. Hãy bắt đầu ở đó, lưu ý về tuổi, sự trưởng thành và khả năng của con.
Tuổi từ 2 đến 5
Các em bé và trẻ nhỏ tuổi mầm non đã thành thạo rất nhiều chuyển động cơ bản nhưng chúng quá nhỏ cho hầu hết các môn thể thao được tổ chức. Những em bé tham gia vào các môn thể thao này không thu được lợi ích lâu dài nào về khả năng chơi các môn thể thao đó trong tương lai.
Ở độ tuổi này, các môn thể thao tự do không cấu trúc thường là tốt nhất, hãy thử:
Tuổi từ 6 đến 9
Khi trẻ lớn hơn, tầm nhìn, sự tập trung chú ý và kỹ năng chuyển tiếp như ném ở khoảng cách xa được cải thiện. Chúng cũng có khả năng tuân theo những hướng dẫn tốt hơn.
Cân nhắc các môn thể thao có tổ chức như:
Cẩn thận giám sát việc luyện tập sức mạnh nếu bắt đầu tập ở tuổi từ 7 đến 8 với những trẻ nhỏ có động lực. Tập trung vào kỹ thuật chính xác và chuyển động thích hợp.
Tuổi từ 10 đến 12
Ở độ tuổi này, trẻ đã có cái nhìn trưởng thành hơn và có khả năng hiểu được cũng như ghi nhớ các chiến lược trong các môn thể thao. Trẻ thường sẵn sàng tập các môn thể thao có kỹ thuật phức tạp như bóng đá, bóng chày, khúc côn cầu và bóng rổ. Hãy ghi nhớ rằng sự lớn vọt do dậy thì có thể tạm thời ảnh hưởng đến khả năng phối hợp và thăng bằng của trẻ.
Dù con bạn tham gia môn thể thao nào, hãy chắc chắn rằng chúng có nền tảng phù hợp về kỹ thuật và chuyển động. Các huấn luyện viên và chuyên gia thể thao như golf và quần vợt có thể là người hướng dẫn tốt.
Các môn thể thao đối kháng
Trước khi cho phép con tham gia vào các môn thể thao đối kháng, hãy cân nhắc tuổi, mức độ trưởng thành và tầm vóc của chúng. Tiếp xúc vật lý, đối kháng và thi đấu có liên quan đến sự phát triển phù hợp cho trẻ hay không? Con của bạn sẽ thích chúng chứ?
Bởi trẻ dậy thì ở những lứa tuổi khác nhau, nên sẽ có sự khác nhau về thể chất giữa những trẻ cùng giới- đặc biệt là ở trẻ trai. Trẻ thi đấu với các trẻ khác trưởng thành hơn về thể chất có thể gia tăng nguy cơ chấn thương.
So sánh các sự lựa chọn
Khi bạn cân nhắc giữa các môn thể thao hãy lưu ý đến:
Tránh việc khuyến khích trẻ tập chuyên biệt một môn thể thao nào. Tập trung vào một môn thể thao có thể khiến con bạn không thể thử nghiệm các kỹ năng và trải nghiệm các môn thể thao yêu thích khác. Tập các môn thể thao chuyên biệt cũng có thể dẫn đến căng thẳng và kiệt sức.
Luôn có mặt
Nếu con tập nhiều môn thể thao khác nhau, hãy để con tham gia và cân nhắc rằng:
Trên tất cả, hãy lạc quan và khuyến khích con. Tạo động lực, cải thiện và tận hưởng chiến thắng hoặc thành tích cá nhân. Chú ý đến các hoạt động và bài tập khi lịch trình cho phép và đóng vai một hình mẫu tốt về thể thao cho chính mình.
Dĩ nhiên, thể thao không phải là lựa chọn duy nhất giúp con bạn khỏe mạnh. Nếu con bạn không thích thể thao, hãy tìm các hoạt động thể lực khác- đặc biệt các hoạt động duy trì được trong suốt cuộc đời. Đi xe đạp gia đình, khám phá những con đường mòn ở nơi ở hay leo núi trong nhà. Khuyến khích những khoảng thời gian hoạt động với bạn bè như nhảy dây hay chơi đuổi bắt. Bạn thậm chí có thể khuyến khích các trò chơi điện tử liên quan đến nhảy, thể thao ảo hay các chuyển động khác.
Cho dù con bạn bơi lội, chạy bộ hay đi xe đạp quanh khu phố thì cũng hãy luôn để tâm đến mục tiêu lâu dài - một cuộc sống có hoạt động thể lực.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.