Trang thiết bị bạn mang theo khi tham gia thể thao hoặc các hoạt động khác là chìa khóa để bảo vệ bạn khỏi chấn thương. Hãy bắt đầu với mũ bảo hiểm: nó rất quan trọng cho nhiều môn thể thao như bóng bầu dục, khúc côn cầu, bóng chày, đi xe đạp, trượt ván, trượt patin, trượt tuyết và nhiều môn thể thao khác.
Những điều bạn cần lưu ý với mũ bảo hiểm
Bảo vệ mắt cũng là một yếu tố quan trọng cho nhiều môn thể thao
Dụng cụ bảo vệ hàm có thể bảo vệ miệng, răng và lưỡi
Dụng cụ bảo vệ cổ tay, đầu gối và khuỷu tay cũng là một bước vô cùng quan trọng
Nếu như bạn chơi các môn thể thao nhất định, đặc biệt là môn thể thao phối hợp, miếng đệm là rất cần thiết
Nhiều người có thể cũng cần sử dụng cốc bảo vệ (dùng để bảo vệ phần tinh hoàn)
Và cuối cùng như không kém phần quan trọng, đi giày dép đúng cách có thể giúp bạn tránh khỏi vấp hoặc ngã
Không chỉ chọn đúng loại trang thiết bị là quan trọng, mà nó còn cần phải phù hợp với bạn. Nếu bạn phân vân về trang thiết bị của mình, hãy kiếm tra cùng với huấn luyện viên, giáo viên thể hình, người hướng dẫn hoặc cha mẹ để chắc rằng trang thiết bị của bạn chính xác và đúng kích cỡ với bạn. Một vài cửa hàng thể thao chuyên dụng cũng có thể giúp bạn tìm kiếm đồ dùng chính xác và phù hợp.
Ghi nhớ: mang trang thiết bị đúng và phù hợp giúp làm giảm đáng kể mức độ chấn thương của bạn.
Khởi động để giữ vững tinh thần trong hoạt động tập luyện của bạn
Đừng vội vàng tham gia vào bất kì môn thể thao hay bài luyện tập nào nếu chưa khởi động – cơ bắp của bạn chưa được chuẩn bị sẵn sàng và có thể nó sẽ dễ chấn thương hơn.
Hãy bắt đầu với một vài động tác của bài tập tim mạch như chạy bộ nhẹ nhàng, bật nhảy tại chỗ hoặc đi bộ nhanh để kích hoạt cơ của bạn. Bạn có thể thực hiện bài khởi động ngắn gọn với một vài động tác duỗi cơ (thực hiện động tác duỗi cơ là tốt nhất sau khởi động bởi vì các mô mềm dẻo hơn (linh hoạt) do sự gia tăng nhiệt độ và lưu lượng máu tới các cơ bắp).
Ngoài khởi động và duỗi cơ, bài luyện tập luân phiên cũng là một sự chuẩn bị tuyệt vời cho nhiều các môn thể thao hoặc hoạt động. Nếu bạn là thành viên của một đội, bạn hãy tham gia nhiều hoạt động và trò chơi nhóm nhất có thể. Điều đó sẽ đặt bạn vào tình trạng thể lực tốt nhất và giúp bạn và đồng đội của bạn làm việc cùng nhau – và biết cách chơi cùng đồng đội sẽ giúp bạn ngăn ngừa chấn thương.
Thậm chí nếu bạn không thuộc về một đội nhất định, bạn có thể sử dụng bài luyện tập thông thường để nâng cao hiệu suất và giảm bớt chấn thương. Hãy luôn nhớ rằng, nếu một dụng cụ không được sử dụng nó sẽ gỉ sét, cũng như cơ thể con người. Vì vậy bạn nên giữ cho cơ thể mình ở trạng thái tốt nhất với việc luyện tập thường xuyên. Ví dụ, bạn hãy thử tập dượt hoặc luyện tập giao bóng trước khi bước vào ván chơi tennis. Bạn có thể thử phát bóng vào rổ hoặc chơi một trò chơi nhanh một đấu một với bạn của bạn. Luyện tập giúp cho não và cơ thể bạn được hoạt động cùng nhau trong khi cải thiện hiệu suất.
Mặc dù bạn nên luyện tập thường xuyên nhưng không nên quá nhiều. Việc đột ngột tăng tần số, thời gian hoặc cường độ luyện tập tạo ra hiệu suất tốt hơn trong lần đầu tiên nhưng có thể dẫn đến chấn thương sau đó. Bác sĩ hoặc huấn luyện viên của bạn có thể giúp bạn phát triển bài tập và chương trình luyện tập thích hợp với tuổi và trình độ của bạn.
Ở bên ngoài sân tập khi bạn bị chấn thương
Nếu như bạn bị chấn thương và bạn cố gắng quay trở lại quá sớm, bạn sẽ mắc nguy cơ cao bị chấn thương trở lại – có thể thậm chí vết thương nghiêm trọng hơn trước. Đừng để bất kì ai – bao gồm bản thân bạn, bố mẹ, bạn bè hoăc thậm chí cả huấn luyện viên – gây áp lực cho bạn trước khi vết thương của bạn hoàn toàn được chữa lành. Bác sĩ, huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn của bạn sẽ cho bạn nhưng lời khuyên đặc biệt về việc khi nào bạn nên quay trở lại tập luyện.
Dành thời gian để chữa lành vết thương là đặc biệt quan trọng nếu như bạn có chấn thương. Nhiều vận động viên cố gắng quay trở lại tập luyện quá sớm sau khi chấn thương - bởi vì không hề nhìn thấy vết thương nên họ nghĩ sẽ ổn cho việc luyện tập. Nhưng quay trở lại vào phòng tập quá sớm khiến cho vận động viên có nguy cơ cao hơn trong các chấn thương khác – và nó có thể dẫn đến những tổn thương não nguy hiểm. Vì vậy bạn luôn luôn phải tham khảo bác sĩ trước khi tập luyện trở lại khi bạn có chấn thương.
Nhiều vận động viên sử dụng thuốc giảm đau để tránh đau đớn. Nếu bạn cảm thấy vết đau dai dẳng, đừng nên sử dụng thuốc giảm đau để che đậy triệu chứng của nó. Sử dụng một lượng lớn thuốc giảm đau - hoặc tệ hơn thế, sử dụng lượng lớn thuốc giảm đau trong một thời gian dài mỗi khi cần tập luyện hoặc thi đấu – có thể rất nguy hiểm. Nếu như bạn bị đau, hãy tìm kiếm cách điều trị nguyên nhân thay vì triệu chứng.
Hãy chắc chắn rằng tìm kiếm liệu pháp điều trị y tế bất cứ khi nào bạn gặp phải:
Những lời khuyên giống nhau cho virus cảm lạnh hoặc cúm – đừng chơi thể thao nếu như bạn bị ốm. Bạn sẽ không thể tập trung nếu như đầu của bạn khó chịu và nước mũi đọng trong mũi bạn. Và sự thiếu tập trung của bạn có thể là nguy cơ cao cho chấn thương. Bạn nên đợi tới khi cảm thấy tốt hơn để có thời gian tập luyện an toàn.
Các quy tắc của thi đấu
Các quy tắc và quy định thường xuyên hiện hữu là có lí do – chúng sẽ giữ bạn và đồng đội của bạn tránh khỏi chấn thương trong thi đấu. Bạn nên học quy tắc một cách kĩ càng và sau đó nghiêm túc thực hiện chúng.
Quy tắc là không hạn chế. Chúng được thiết kế để tăng cường sự an toàn cho mọi người tham gia. Ví dụ, cú đá muộn sau tiếng thổi của trọng tài sẽ dẫn đến một hình phạt khá lớn (sút phạt đền). Quy tắc rất quan trọng bởi vì người chơi có thể sẽ bị những chấn thương nghiêm trọng nếu không có quy tắc riêng cho từng trò chơi.
Thỉnh thoảng, quy tắc cũng có thể không trực tiếp liên quan tới môn thể thao hoặc hoạt động nhưng cần được theo dõi bằng bất kì cách nào. Ví dụ, nếu bạn chơi trượt patin, trượt bạn hoặc đạp xe, chú ý nghiêm ngặt tất cả các luật giao thông, đặc biệt khi tham gia chúng trên đường phố đông người đi lại.
Kĩ thuật tốt cũng tăng cường sự an toàn. Nó đúng cho bất kì môn thể thao nào, từ đua ô tô đến bóng chày. Khi hai người chơi tennis tấn công gần lưới, một cú đánh bóng chuyên nghiệp và chính xác là cần thiết, tránh tấn công vào mặt đối phương.
Một ví dụ khác của kĩ thuật tốt xảy ra đối với môn cử tạ. Vận động viên cử tạ nên giữ hơi thở của mình giữa mỗi lên nâng tạ lên và xuống. Thở ra vào giai đoạn đẩy của tạ. Vì vậy, nếu bạn đang luyện tập nâng tạ ở tư thế nằm hãy để cho thanh cầm đi xuống tới ngực của bạn, và nếu bạn đang đẩy lên, hãy thở ra. Giữ nhịp nhở có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn đang ép tạ với trọng lượng quá lớn, bạn có thể xây xẩm mặt mày và ngất xỉu.
Vậy nên bạn nên thực hiện đúng quy tắc, quy định và kĩ thuật, hãy nhớ rằng nó không có mục đích hạn chế bạn mà giữ cho bạn an toàn và tránh khỏi chấn thương.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!