Nếu bạn đã từng đến hiệu giày thể thao, bạn sẽ thấy hằng hà sa số các loại giày được bày bán. Sự đa dạng này phục vụ cho nhiều hình thức luyện tập khác nhau.
Đôi giày phù hợp với tôi là gì? Câu trả lời tùy thuộc vào loại hình luyện tập hoặc các hoạt động cũng như tần suất luyện tập. Nếu bạn tham gia bất kì hoạt động thể thao đặc thù nào tối thiểu 2 đến 3 lần một tuần, chắc chắn bạn cần một đôi giày thể thao rất "đặc biệt" cho môn thể thao đó.
Dưới đây là vài gợi ý để bạn lựa chọn giày thể thao phù hợp nhất cho mình.
Đi bộ và tập thể dục thẩm mĩ
Phần lớn mọi người tập thể dục nói chung, bao gồm đi bộ, tập luyện ở phòng gym hoặc thể dục theo nhóm. Trong trường hợp này, hãy chọn giày nhẹ và đế mỏng hơn so với giày chạy một chút. Giày có phần nửa trước cần dẻo dai hơn, phần lớn đệm và lót sẽ nằm ở phần gót.
Điều quan trọng cần lưu ý là không sử dụng giày này để chạy vì bạn cần nâng đỡ bàn chân nhiều hơn khi chạy.
Nếu bạn mới tập chạy, thay vì bắt đầu bằng đôi giày cũ tìm thấy trong nhà, tốt nhất là mua một đôi giày mới vì giày có xu hướng bị mất độ cứng và độ nâng đỡ sau một khoảng thời gian.
Khi chạy là một hoạt động tập luyện thường xuyên của bạn, đôi giày chính là khoản đầu tư hiệu quả nhất. Chi tiền cho đôi giày phù hợp sẽ tránh được nguy cơ về chấn thương, mất thời gian, đau đớn và chi phí hồi phục sau chấn thương.
Nếu chân bạn có bề ngang rộng
Một điều cần lưu ý khi mua giày là một số nhãn hàng có cả phiên bản rộng và hẹp chiều ngang cho cùng một size chân. Hãy để ý xem loại giày bạn định mua có lựa chọn này hay không hoặc thử sang các nhãn hàng khác nhau. Chẳng hạn, cùng là size 8 nhưng kích cỡ nhãn hàng này có thể khác nhãn hàng kia.
Hãy bỏ thời gian để lựa chọn giày phù hợp và tốt nhất là hãy đi thử vào chân, bạn cần cảm thấy thoải mái, không bị bó chặt ở bề ngang hay bề dày của đôi giày.
Nếu bạn thừa cân
Nếu bạn thừa cân, hãy tìm giày có đệm dày hơn, tránh kiểu giày tối giản hay giày có rất ít đệm. Nếu không chọn được, hãy hỏi loại giày chạy trung tính/bình thường ở cửa hàng. Bạn sẽ không cảm thấy quá bất tiện với một đôi giày loại trung. Nhưng lưu ý là giày nên cứng trừ phần mũi chân và tổng thể không được quá nặng.
Vấn đề về kích cỡ
Đôi giày chạy đúng kích có nghĩa là khi bạn đi vào sẽ có khoảng trống khoảng 1 cm (bằng với độ rộng ngón trỏ) giữa ngón chân dài nhất và điểm tận cùng của mũi giày.
Hãy thử giày với loại tất bạn thường đi (về độ dày, về kích thước tất…) và đảm bảo giày đi vẫn thoải mái.
Đổi giày
Một điều cũng rất quan trọng là thay đổi giày sau một thời gian sử dụng. Theo quy tắc thông thường, hãy mua một đôi giày mới sau khi chạy 500 đến 750 km. Đôi giày có thể trông vẫn ổn, ít khi bị lỗi, rách, thậm chí đế giày vẫn tốt. Tuy nhiên, giày không còn đủ khả năng hỗ trợ cần thiết để bạn có thể chạy tốt. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu hoặc đau ở chân trong khi chạy nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng chúng.
Nếu bạn không thường xuyên chạy nhiều và không bao giờ đạt quãng đường chạy như trên trong một năm, tốt nhất vẫn nên đổi giày tối thiểu một năm một lần. Mua một đôi giày mới và dùng đôi cũ để tập gym hay các hoạt động khác không phải chạy.
Các môn thể thao đặc thù
Nếu bạn tham gia các môn thể thao như tennis, bóng rổ v.v… tốt nhất là mua một đôi giày phù hợp với riêng môn thể thao đó.
Điều cần lưu ý là, giày chạy thiết kế cho các tư thế chạy nhưng không hỗ trợ chuyển động bên/ngang vì vậy không có tính ổn định ở hai bên. Trong khi đó, tính ổn định ở hai bên rất quan trọng trong các môn thể thao như tennis và bóng rổ. Bạn sẽ dễ bị bong gân hoặc các chấn thương khác nếu sử dụng giày chạy cho các hoạt động thể thao này. Phần lớn giày bóng rổ được thiết kế để hỗ trợ nhiều hơn xung quanh mắt cá chân để ngăn ngừa bong gân v.v…
Đạp xe
Nếu bạn thường xuyên đạp xe, nhiều khả năng bạn cần sử dụng đòn chêm. Nếu bạn không cần sử dụng đòn chêm hoặc mới tham gia đạp xe tập luyện, dùng giày chạy bình thường là đủ.
Điều mấu chốt cần lưu ý là khi bạn dùng giày chạy mà không dùng đòn chêm, khó có thể kiểm soát vị trí đặt chân lên pedal và chân có thể trượt sang vị trí sai (vị trí lý tưởng là phần trước của chân, trước gan bàn chân và sau ngón chân, đặt lên pedal, ngón chân chỉ về phía trước và cùng đường thẳng với pedal). Phần lớn chúng ta có xu hướng đặt gan bàn chân vào pedal. Điều này có thể gây đau đầu gối v.v… Đạp xe không đúng cách còn gây ra đau và khó chịu khi thực hiện trong thời gian dài.
Những lưu ý bổ sung
Khi bạn tìm được đôi giày phù hợp cho bản thân, nên mua cùng nhãn hàng và chủng loại khi cần thay đôi giày mới.
Đừng thử nghiệm nếu bạn thấy đôi giày khác có màu đẹp hơn hay kiểu dáng bắt mắt hơn. Bạn sẽ phải dành thời gian làm quen với nó để cảm thấy thoải mái.
Lần tới nếu bạn dự định mua giày tập luyện, dành thời gian và công sức mua đúng loại, chú ý trong quá trình sử dụng và thay đổi định kì để có thể trải nghiệm quá trình tập luyện mà không gây đau chân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập luyện bao nhiêu là đủ để có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.