Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những xu hướng luyện tập phổ biến nhất 2018

Tổng hợp từ 4133 khảo sát trên 20 quốc gia ở các vùng châu lục khác nhau. Dưới đây là những xu hướng luyện tập phổ biến nhất

1. Luyện tập cường độ cao ngắt quãng

(High-intensity interval training. HIIT) bao gồm các đợt luyện tập cường độ cao ngắn xen kẽ với một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn hồi phục, thời gian cả buổi tập thường dưới 30 phút (đôi khi thời gian có thể kéo dài hơn). HIIT chiếm vị trí số 1 trong cuộc khảo sát năm 2018 mặc dù có nhiều cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng. Người ta cũng quan tâm đến tỷ lệ chấn thương cao ở loại hình luyện tập này. Những chuyên gia làm việc trong các trung tâm thể thao y tế cho biết họ muốn thử HIIT trên bệnh nhân nhưng sẽ thay thế luyện tập cường độ cao bằng cường độ thấp hơn.

2. Tập luyện sử dụng trọng lượng cơ thể

Tập luyện sử dụng trọng lượng cơ thể xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khảo sát xu hướng năm 2013 ở vị trí thứ 3 và đứng ở vị trí thứ 2 trong năm 2017. Trên thực tế, con người đã sử dụng trọng lượng cơ thể của chính mình trong nhiều thế kỷ như một hình thức luyện tập. Hiện nay loại hình luyện tập này phổ biến ở các phòng tập thể dục và câu lạc bộ sức khỏe trên khắp thế giới. Các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể điển hình sử dụng tối thiểu hoặc không sử dụng trang thiết bị hỗ trợ, điều này khiến nó trở thành một biện pháp với chi phí rẻ để luyện tập hiệu quả. Ví dụ điển hình về loại hình luyện tập này là các bài tập chống đẩy hay lên xà (push-up và pull-up) và còn nhiều hơn thế.

3. Luyện tập sức mạnh

Luyện tập sức mạnh vẫn phổ biến trong mọi lĩnh vực của chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Trong các phòng tập thể dục ngày nay, có rất nhiều người (nam và nữ, cao tuổi - thanh niên - trẻ em, bệnh nhân có bệnh mạn tính giai đoạn ổn định) có trọng tâm chính là sử dụng tập tạ để cải thiện hoặc duy trì sức mạnh. Nhiều chuyên gia sức khỏe hiện đại và sáng tạo kết hợp một số hình thức đào tạo sức mạnh vào thói quen tập thể dục toàn diện cho khách hàng của họ và cho bệnh nhân của họ. Nó không phải là không phổ biến cho tim mạch và phục hồi chức năng phổi hoặc các chương trình quản lý bệnh trao đổi chất để bao gồm đào tạo trọng lượng trong các chương trình tập thể dục cho bệnh nhân của họ.

4. Luyện tập chức năng (Functional fitness)

Loại hình luyện tập giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, khả năng phối hợp, tăng cường sức mạnh và khả năng chịu đựng để nâng cao khả năng của một người thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Lồng ghép các bài tập hoặc các hoạt động thể chất vào thực tế cuộc sống hàng ngày,.

5. Yoga

Yoga có nhiều dạng luyện tập khác nhau bao gồm Power Yoga, Yogalates và Bikram Yoga. Các hình thức yoga khác bao gồm Yoga Iyengar, Ashtanga, Yoga Vinyasa, Yoga Kripalu, Yoga Anuara, Yoga Kundalini và Yoga Sivananda.  Điều làm nên sự phổ biến của yoga là yoga tự tái tạo và làm mới mỗi năm qua đó trở thành một hình thức tập luyện hấp dẫn.

6. Các thiết bị công nghệ có thể mang theo

Thiết bị công nghệ mang theo bao gồm bộ theo dõi hoạt động, đồng hồ thông minh, màn hình hiển thị nhịp tim, thiết bị định vị GPS và kính mắt thông minh (được thiết kế để hiển thị bản đồ và theo dõi vận động). Các thiết bị tiêu biểu Misfit, Apple iWatch, Garmin, EFOSMH, Pebble Time, Juboury, Samsung, Jawbone, Fitbit…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Journals
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm