Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Triệu chứng bệnh rất đa dạng, từ mức độ nhẹ cho đến vừa, nặng hoặc biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh cúm rất khác nhau giữa các năm. Những người khỏe mạnh có thể bị nhiễm cúm và trở thành nguồn lây truyền cho những người khác. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người già, người đang mắc các bệnh nền và người có hệ miễn dịch suy yếu là đối tượng có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm cũng như giảm nguy cơ lây truyền virus cúm cho người khác đó là tiêm vaccine cúm hàng năm. Vaccine phòng cúm có ở cả dưới dạng tiêm và dạng xịt mũi. Trong cộng đồng càng có nhiều người tiêm vaccine phòng cúm, thì bệnh cúm càng giảm khả năng lây nhiễm.
Vaccine cúm hoạt động như thế nào?
Tiêm vaccine cúm sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh cúm. Sau khi được tiêm vaccine, phải mất ít nhất 2 tuần cơ thể mới bắt đầu tạo ra các kháng thể. Vaccine cúm có thể phòng 3 chủng cúm (2 chủng cúm A là H1N1 và H3N2 và một chủng cúm B) hoặc phòng 4 chủng cúm (2 chủng cúm A là H1N1 và H3N2 và 2 chủng cúm B).
Mỗi năm, vaccine cúm lại được chế tạo để chống lại các chủng cúm khác nhau. Thành phần của vaccine cúm được nghiên cứu, cập nhật mỗi năm để phù hợp với các chủng cúm lưu hành năm đó. Kháng thể sinh ra sau khi tiêm vắc xin cúm tồn tại trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, cần tiêm nhắc lại vaccine cúm hàng năm.
Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC khuyến cáo rằng tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi đều nên tiêm vaccine cúm hàng năm.
Những người có nguy cơ cao mắc cúm nặng hoặc biến chứng nặng được khuyến khích tiêm vaccine cúm hàng năm càng sớm càng tốt, bao gồm:
Những người phải làm việc hoặc thường xuyên ở gần nhóm có nguy cơ cao kể trên cũng cần tiêm phòng vaccine cúm hàng năm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, vốn đã là những người rất nhạy cảm.
Có rất nhiều loại vaccine cúm khác nhau phù hợp cho các nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, các yếu tố như độ tuổi, tình trạng dị ứng và việc có bị dị ứng với trứng hay không sẽ được xem xét trước khi đưa ra quyết định về loại vaccine phòng cúm phù hợp với bạn.
Những người trong độ tuổi từ 2-49 tuổi không muốn sử dụng loại vaccine cúm dạng tiêm thông thường có thể lựa chọn loại vaccine cúm dạng xịt, miễn là họ không đang sử dụng các loại thuốc có thể tương tác với vaccine dạng xịt.
Khi nào nên tiêm vaccine cúm?
Lý tưởng nhất, vaccine phòng cúm nên được tiêm càng sớm càng tốt, trước khi mùa cúm bắt đầu. Dịch cúm thường bắt đầu bùng phát vào khoảng tháng 10 và đạt đỉnh vào khoảng tháng 1 năm sau hoặc muộn hơn. Vì vậy, cần tiêm vaccine phòng cúm trước khi mùa dịch bắt đầu, khoảng tháng 9 - 10 hàng năm để cơ thể đủ thời gian sinh kháng thể. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và những người xung quanh trước bệnh cúm.
Nếu bạn đã bỏ lỡ thời gian trước mùa dịch, vẫn có thể tiêm vaccine muộn hơn, miễn là vẫn đang ở trong mùa cúm.
Có thể bị cúm nếu đã tiêm vaccine phòng cúm của năm nay hay không?
Có, kể cả khi bạn đã tiêm vaccine phòng cúm trong năm rồi thì bạn vẫn có thể bị mắc cúm. Các lý do có thể kể đến như: thời gian tiêm vaccine chưa đủ để cơ thể sinh kháng thể, mắc phải chủng cúm khác với chủng cúm được vaccine ngăn ngừa, đáp ứng miễn dịch của cơ thể bạn chưa đủ, bạn chưa tiêm vaccine nhắc lại hàng năm... Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có bị mắc cúm hay không, kể cả khi đã tiêm vaccine rồi, trong đó tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn là 2 yếu tố quan trọng nhất.
Mỗi năm, các cơ quan y tế sẽ nghiên cứu và dự đoán chủng cúm nào sẽ lưu hành và sẽ sản xuất ra loại vaccine chống lại chủng cúm đó. Tuy nhiên, chủng cúm lưu hành không phải lúc nào cũng đúng như dự đoán. Vaccine có hiệu quả cao nhất nếu chủng cúm lưu hành gần giống nhất với chủng cúm được dự đoán.
Nhưng kể cả khi chủng cúm lưu hành không giống với chủng cúm dự đoán thì vaccine phòng cúm vẫn có tác dụng kích thích sản xuất ra kháng thể và có tác dụng bảo vệ nhất định với cơ thể (cơ chế này được gọi là bảo vệ chéo). Những kháng thể này có thể sẽ giúp một số người không bị nhiễm cúm và giúp bảo vệ những người khác không mắc phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.
Lợi ích của tiêm vaccine phòng cúm là gì?
Vaccine cúm giúp bảo vệ bạn và những người xung quanh không bị cúm. Vaccine cúm cũng giúp bảo vệ những đối tượng nhạy cảm trong cộng đồng, như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mạn tính – không bị nhiễm bệnh và không mắc phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm.
Vaccine sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi tình trạng nhập viện vì bệnh cúm nặng hoặc bảo vệ chống lại các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.
Tôi có thể bị mắc cúm do tiêm vaccine hay không?
Không. Không thể bị nhiễm cúm do việc tiêm vaccine. Vaccine cúm dạng tiêm chứa virus cúm ở dạng bất hoạt hoặc một số thành phần của virus, do vậy, không thể có khả năng khiến bạn bị nhiễm bệnh được. Vaccine cúm dạng xịt mũi có chứa virus cúm sống, đã được làm yếu đi (giảm độc lực) nhưng cũng không thể làm bạn bị nhiễm cúm được. Virus sử dụng trong vaccine dạng xịt là virus thích nghi với môi trường lạnh, tức là chúng được tạo ra và chỉ có thể bị nhiễm trong môi trường lạnh, chứ không thể gây lây nhiễm ở một môi trường ấm như cơ thể người được.
Có phản ứng phụ nào từ việc tiêm vaccine cúm hay không?
Vaccine cúm bao gồm virus cúm bất hoạt có thể gây ra những phản ứng phụ nhỏ bao gồm sưng, đỏ và đau tại vết tiêm, sốt nhẹ và đau cơ nhẹ. Vaccine cúm dạng xịt có chứa virus cúm giảm độc lực có thể gây ra các phản ứng phụ ở trẻ nhỏ như đau cơ, sốt, khò khè, chảy nước mũi, đau đầu và nôn mửa.
Những ai không nên tiêm vaccine phòng cúm?
Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC, Những người không nên tiêm vaccine phòng cúm bao gồm:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh Cúm - Những điều cần biết
Vào mùa xuân ở miền Bắc có hiện tượng thời tiết phổ biến gây khó chịu cho không ít người, đó là khi trời lạnh kèm mưa phùn và nồm ẩm kéo dài từ vài ngày đến cả tuần hoặc thậm chí cả tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây hại cho con người. Cùng tìm hiểu về những tác hại của thời tiết lạnh và nồm ẩm đối với sức khỏe con người qua bài viết sau đây!
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do không có triệu chứng rõ ràng ở nhiều trường hợp. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình.
Tết đã qua, nhưng sức khỏe vẫn luôn là điều quan trọng nhất! Để giúp bạn và gia đình bắt đầu năm mới trọn vẹn, VIAM Clinic mang đến chương trình LÌ XÌ ĐẠI CÁT – CẢ NĂM LỘC PHÁT, ưu đãi hấp dẫn dành cho mọi khách hàng.
Mùa đông thường khắc nghiệt với đôi tay của bạn. Đôi tay của bạn có thể mịn màng, mềm mại và dịu nhẹ vào tháng hè, nhưng khi đến mùa đông, đôi tay có thể chuyển sang màu đỏ, nứt nẻ và thô ráp.
Khi bị cảm lạnh, cơ thể rất cần bù nước. Ngoài nước lọc thông thường, bạn hoàn toàn có thể chế biến 6 loại đồ uống dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh.
Người bệnh đái tháo đường đang dùng thuốc Glipizide cần thận trọng với thực phẩm, đồ uống cản trở quá trình kiểm soát đường huyết.
Mụn trứng cá nghiêm trọng thường xuất hiện ở nhiều nơi, mụn sâu, thường gây đau đớn, khó chịu và để lại sẹo thâm. Điều tốt nhất bạn có thể làm khi gặp tình trạng này là đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị. Hãy tìm hiểu về dấu hiệu bệnh, nguyên nhân, phương pháp điều trị hiệu quả nhé !
Tamiflu có tác dụng khi sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng và có kết quả test dương tính với cúm A hoặc cúm B. Tuy nhiên, cha mẹ có nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hay cần có chỉ định của bác sĩ?