Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 hiểu lầm về bệnh cúm - Phần 2

Trong phần 2 của bài viết "10 hiểu lầm về bệnh cúm" chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hiểu lầm phổ biến nhất về bệnh cúm.

Tất cả chúng ta đều rửa tay với xà phòng và nước. Nhưng chỉ riêng điều này chưa đủ để ngăn chặn bệnh cúm.

Bệnh cúm lây truyền trong không khí thông qua các giọt bắn của nước bọt người bị bệnh. Những giọt bắn này có thể bắn vào người bạn và xâm nhập vào mũi, miệng, mắt của bạn. Bạn cũng có thể bị nhiễm cúm do chạm vào các bề mặt có chứa virus, sau đó dùng tay chạm lên mặt (virus cúm có thể sống khoảng 8 tiếng trên các bề mặt, theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC). Vì vậy, bạn nên rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch, dưới vòi nước chảy, trong ít nhất 30 giây. Đồng thời, hạn chế tối đa việc chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Việc làm này có thể sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc cúm.

Bạn cũng nên đứng cách xa người bị cúm ít nhất là 1,8m vì ở khoảng cách này, các giọt bắn sẽ không thể bắn tới bạn được. Bạn cũng nên khử trùng các khu vực chung ở trong nhà hoặc nơi làm việc – những nơi mà người bị cúm thường xuyên lui tới.

Và việc làm tốt nhất bạn có thể làm và nên làm: tiêm vaccine phòng cúm.

Nếu đã bị cúm rồi, thì việc tiêm vaccine sẽ không có tác dụng gì?

Vaccine cúm không giống như vaccine sởi hoặc bại liệt sẽ bảo vệ bạn 100% khỏi nguy cơ mắc cúm. Vaccine cúm chỉ có thể bảo vệ bạn khoảng 60-90%. Nguyên nhân là bởi vì có rất nhiều chủng cúm, và các chủng cúm này lại thường xuyên biến đổi theo từng năm, và rất khó để có thể bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng cúm được. Nếu bạn bị cúm sau khi tiêm vaccine, điều đó có nghĩa là bạn đã bị mắc phải một chủng cúm mà vaccine không thể bảo vệ được.

Và nếu điều này xảy ra, thì vaccine cúm vẫn có tác dụng, nghĩa là sẽ giúp các triệu chứng cúm của bạn nhẹ hơn. Bạn cũng nên ghi nhớ khuyến cáo của CDC: vaccine phòng cúm có thể bảo vệ bạn khỏi việc nhập viện và tử vong vì cúm, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ đi qua mùa cúm mà không bị bất cứ triệu chứng cúm nào, nhưng may mắn là các triệu chứng sẽ nhẹ nhàng hơn và đi qua nhanh hơn rất nhiều so với những người không tiêm vaccine.

Kháng sinh có thể chống lại bệnh cúm?

Kháng sinh thực ra không có tác dụng với virus, mà chỉ có các loại thuốc kháng virus do bác sỹ kê đơn mới có tác dụng. Tamiflu là loại thuốc phổ biến nhất. Loại thuốc này được chứng minh có thể làm giảm thời gian mắc cúm xuống 1-2 ngày, nếu bạn uống trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng cúm đầu tiên. Đây là loại thuốc được khuyến nghị sử dụng cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng hoặc nếu bạn mắc các chủng cúm có khả năng gây bệnh cảnh nặng như cúm A, cúm A H1N1, cúm A H5N1, cúm A H7N9.

Một số loại thuốc khác cũng có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng, ví dụ như các loại thuốc hạ sốt không cần kê đơn (ibuprofen và paracetamol), các thuốc chống dị ứng...

Cách tốt nhất bạn có thể làm khi đã bị cúm: nghỉ ngơi ở nhà, uống nhiều nước và chờ đợi bệnh cúm qua đi. Đừng quên theo dõi các dấu hiệu của mình để nếu bất cứ khi nào bệnh có vẻ nặng lên (xuất hiện ho, khó thở, đau ngực...), hãy đi khám bác sỹ.

Và hãy nhớ: cách dự phòng tốt nhất vẫn là tiêm vaccine cúm.

Liệt dây thần kinh mặt (Bell's palsy) là một phản ứng phụ của vaccine cúm?

Liệt dây thần kinh mặt là tình trạng gây yếu hoặc liệu ở một bên mặt. Đây chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ biến mất sau vài tuần, thường được cho là do nhiễm virus, ví dụ như nhiễm virus herpes simplex hay virus Epstein – Barr. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng virus cúm gây ra tình trạng liệt mặt này. Trên thực tế, nhiều năm trước, một vài trường hợp bị liệt mặt sau khi tiêm vaccine cúm được báo cáo lại, nhưng vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy cúm và liệt mặt có mối quan hệ với nhau cả.

Vaccine cúm có thể gây bệnh Alzheimer?

Vaccine cúm không gây ra bất kỳ căn bệnh nào, bao gồm cả Alzheimer. Alzheimer là một loại bệnh mất trí và có thể gây ra một số thay đổi về nhận thức. Nguyên nhân tại sao một người lại bị bệnh Alzheimer hiện vẫn chưa được biết rõ, do vậy có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó có giả thuyết về việc tiêm vaccine cúm có thể gây bệnh Alzheimer.

Trên thực tế, chỉ là do người cao tuổi thường được khuyên là nên tiêm vaccine cúm hàng năm, do vậy, người cao tuổi thường sẽ tiêm vaccine cúm, và người cao tuổi cũng thường sẽ bị bệnh Alzheimer do lão hóa. Hai tình trạng này không liên quan gì tới nhau, mà chỉ là hai tình trạng thường gặp ở người cao tuổi mà thôi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những biện pháp phòng cúm tại nhà

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Health
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm