Những cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, một trong những điều quan trọng nhất bạn cần phải làm là ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể làm chậm quá trình hồi phục của bạn, làm cho bạn cảm thấy tệ hơn, và có thể, trong một số trường hợp, tạo ra một số biến chứng nghiêm trọng.
Nhiễm trùng có thể bắt đầu ở vết mổ, trong máu hoặc khu vực xung quanh vết mổ của bạn. Nhiễm trùng thậm chí có thể xảy ra ở những nơi không liên quan đến vị trí bạn phẫu thuật. Chẳng hạn như bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi phẫu thuật túi mật.
Có rất nhiều mẹo nhỏ mà bạn có thể làm để cải thiện quá trình phục hồi sau phẫu thuật mà không gặp phải nhiễm trùng. Tuy nhiên, mẹo hàng đầu mà bạn cần nhớ, đó là rửa tay đúng cách và thường xuyên.
1. Rửa tay
Điều quan trọng và đơn giản nhất bạn có thể làm là rửa tay thường xuyên và đúng cách. Nói một cách chính xác, dù đã được ra viện, bạn vẫn cần rửa tay đúng quy trình như khi ở trong bệnh viện, sử dụng xà phòng, nước sạch, và rửa ít nhất 30 giây. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn là lý tưởng nhất, nhưng bạn cũng không cần thiết phải sử dụng nó mọi lúc, bất cứ loại xà phòng nào cũng có tác dụng tương tự.
Rửa tay là hàng rào phòng thủ đầu tiên chống lại nhiễm trùng. Bạn cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc vết mổ. Điều này cũng đúng với bất cứ ai giúp bạn chăm sóc vết mổ của bạn sau khi phẫu thuật, ngay cả khi họ mang găng tay.
Rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi bạn nhìn thấy hoặc cảm thấy tay bẩn, trước và sau khi chế biến thức ăn, và bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy cần rửa tay. Dung dịch rửa tay nhanh thường là phương án thay thế cho việc rửa tay bằng xà phòng. Và tốt nhất là rửa tay của bạn dưới vòi nước chảy.
2. Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, vì vậy hãy đảm bảo uống theo đúng hướng dẫn của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng và thời gian sử dụng.
Bạn có thể bị buộc phải bỏ thuốc nếu cảm thấy dạ dày khó chịu. Nhưng nếu không có vấn đề gì, bạn cần hoàn thành một đợt kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa nhiễm trùng. Nếu bạn ngừng sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm, bạn có thể có nguy cơ phát triển một chủng vi khuẩn kháng với kháng sinh đó.
3. Giữ cho vết mổ của bạn sạch và khô
Điều quan trọng là giữ cho vết mổ của bạn sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Cách tốt nhất để giữ cho vết mổ của bạn sạch sẽ, nếu bác sĩ phẫu thuật cho phép, là tắm và lau vết thương bằng xà bông kháng khuẩn nhẹ. Hãy chắc chắn rửa sạch xà phòng, vì xà phòng có thể gây khó chịu cho da đối với một số người. Hãy để cho vết mổ của bạn khô hoàn toàn trước khi đặt gạc sạch lên và băng lại.
4. Ngừng hút thuốc
Người hút thuốc có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy rằng người hút thuốc có nguy cơ bị nhiễm trùng cao gấp sáu lần so với người không hút thuốc. Ngoài ra, người hút thuốc cũng có nhiều sẹo hơn và thời gian lành sẹo chậm hơn. Vết mổ của bạn càng hồi phục chậm, bạn càng có nguy cơ bị nhiễm trùng ở khu vực đó.
5. Không sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ
Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da lên vết mổ, tuy nhiên bạn cần nhớ, việc này cần sự cho phép của bác sĩ. Nhiều loại thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da sẽ tạo môi trường cho sự phát triển của vi khuẩn, gây nhiễm trùng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào đề bình phục nhanh sau phẫu thuật
Da đầu khô, bong vảy trắng là vấn đề thường gặp trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông. Bạn nên chăm sóc da đầu và mái tóc đúng cách với các nguyên liệu tự nhiên để giảm hiện tượng này.
Hormone căng thẳng cortisol tăng cao quá mức có thể kéo theo nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng cân. Một số thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát stress hiệu quả, từ đó giảm nồng độ cortisol.
Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?
Thiếu hụt vitamin có thể gây ra nhiều tác động khó chịu cho cơ thể, bao gồm cả rụng tóc.
Bổ sung phối hợp vitamin K2 và vitamin D3 cho trẻ nhỏ là một chủ đề đang được nhiều bậc phụ huynh và các chuyên gia y tế quan tâm. Việc phối hợp hai loại vitamin này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp và sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần có những lưu ý quan trọng trong quá trình bổ sung. Bài viết này sẽ đi sâu vào những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ nhỏ.
Thông qua bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cũng bạn đi sâu vào tìm hiểu MK4 và MK7, so sánh các đặc tính và tác dụng của chúng, để giúp xác định lựa chọn loại Vitamin K2 tối ưu để kết hợp cùng Vitamin D3, giúp tối ưu hóa tác động đối vớisức khỏe của trẻ em.
Vitamin K2 (Menaquinone) quan trọng với sức khỏe của xương, có trong sữa, thực phẩm lên men và các sản phẩm từ động vật.
Canxi là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của hệ xương, cơ, thần kinh, nội tiết của cơ thể. Thiếu hụt Canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các dấu hiệu thiếu canxi phổ biến ở trẻ, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời.