Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật kết thúc, hầu hết bệnh nhân đều có thắc mắc và lo lắng về việc chăm sóc vết mổ như thế nào. Họ tự hỏi không biết sử dụng chất sát trùng này có đúng không, làm thế nào họ có thể rửa vết mổ, và việc vết sẹo mổ chảy nước/mủ có đáng lo không. Đừng lo lắng, chăm sóc vết mổ không khó, và với một số lời khuyên, bạn sẽ có thể chăm sóc vết mổ của bạn như một chuyên gia.
Chăm sóc vết mổ phù hợp là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng khác. Việc chăm sóc này cùng với sự trợ giúp của bác sĩ phẫu thuật của bạn, có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành sẹo. Lên kế hoạch dành ít nhất 10 đến 20 phút mỗi ngày để chăm sóc vết mổ của bạn, hoặc nhiều hơn nếu bạn có nhiều vết mổ hoặc bạn cần được chăm sóc đặc biệt.
Chăm sóc vết mổ trong bệnh viện
Sau khi phẫu thuật, có thể bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện việc thay băng ban đầu trên các vết mổ của bạn. Vì vậy, vết mổ có thể được kiểm tra để biết dấu hiệu nhiễm trùng và để đảm bảo rằng vết mổ sẽ đóng hoàn toàn.
Lý tưởng là vết mổ sẽ khô hoặc chỉ có sự thoát nước nhẹ. Các mũi khâu, chỉ hoặc keo phẫu thuật sẽ giữ các cạnh của vết mổ gần nhau trong một đường thẳng gọn gàng. Chỉ khâu sẽ đủ chặt để kéo vết rạch khép lại, nhưng không quá chặt vì sẽ gây nát vết thương.
Nhiều người nhìn về phía khác trong khi bác sĩ phẫu thuật đang làm việc này, hoặc nhắm mắt lại, nhưng việc quan sát những gì bác sĩ phẫu thuật (hay y tá) thực hiện là một cách tuyệt vời để học cách thay băng đúng cách. Quan sát cũng là một cách giúp bạn có thể xác định xem vết thương của bạn tốt hơn hay tệ hơn so với lần thay băng trước.
Trong bệnh viện, bác sĩ và điều dưỡng sẽ chịu trách nhiệm về việc chăm sóc vết mổ của bạn. Nhưng một khi bạn ở nhà, tất cả trách nhiệm là của bạn.
Tất nhiên, trước khi ra viện, bạn sẽ được hướng dẫn về việc chăm sóc vết mổ của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có câu hỏi. "Tôi nên thay băng băng phẫu thuật bao nhiêu lần?" Là một câu hỏi phổ biến. Một câu hỏi lớn hơn là "Làm sao tôi có thể thay băng được?" Bạn cũng có thể tự hỏi cách sát trùng vết mổ đúng cách là gì và liệu có vấn đề gì xảy ra nếu bạn sát trùng vết thương quá mức hay không.
Đảm bảo vết mổ của bạn khỏe mạnh
Một khi bạn bắt đầu thay băng của mình, bạn cũng cần phải kiểm tra vết mổ, cũng như bác sĩ phẫu thuật của bạn đã làm, để đảm bảo vết mổ đang lành đúng cách. Bạn sẽ muốn chắc chắn rằng vết thương không hở, một tình trạng gọi là không liền, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Sau khi kiểm tra vết mổ của bạn, bạn có thể sẽ muốn làm tăng tốc độ hồi phục vết mổ bằng cách xịt thuốc mỡ, làm sạch vết rạch bằng peroxide hoặc cồn, hoặc bôi thuốc bột. Hãy tránh thực hiện những việc này vì nó sẽ không giúp bạn hồi phục nhanh hơn và thực sự có thể làm chậm tiến trình lành vết thương.
Một điều cần tránh đó là việc cạy hoặc bóc vảy ra từ vết thương cũng làm tăng khả năng để lại sẹo sau khi phẫu thuật của bạn.
Khi những điều tồi tệ xảy ra với vết mổ (dù được chăm sóc rất tốt)
Đôi khi, dù bạn chăm sóc vết mổ tốt như thế nào nhưng bạn vẫn sẽ có những biến chứng. Tốt nhất là bạn cần phải nhận ra các vấn đề phổ biến phát sinh sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như các dấu hiệu nhiễm trùng, để bạn có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay. Một số dấu hiệu rất dễ nhận ra, chẳng hạn như chảy dịch, mủ hoặc máu từ vết mổ. Những dấu hiệu khác dường như chỉ gây chút phiền toái nhỏ cho bạn, chẳng hạn như khoảng cách nhỏ trong vết rạch của bạn, nhưng dấu hiệu này có thể trở thành một biến chứng phẫu thuật lớn một cách nhanh chóng và nên được bác sĩ phẫu thuật của bạn giải quyết.
Sự hồi phục nào cũng sẽ kèm theo một mức độ đau đớn nhất định. Ngoài việc chăm sóc vết mổ thật tốt, hãy chú ý khi các hoạt động làm tăng mức độ đau của bạn. Cũng nên lưu ý rằng bạn có thể gọi bác sĩ phẫu thuật của bạn nếu bạn gặp vấn đề để trao đổi xem dấu hiệu nào là bình thường và dấu hiệu nào cho thấy bạn cần khám bác sĩ.
Thông tin thêm trong bài viết: 14 câu hỏi thường gặp về sẹo mổ đẻ
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.