Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nếu bạn đang mang thai, đây là những điều bạn cần biết về virus SARS-CoV-2

Chúng ta hãy cùng xem xét một số câu hỏi, thắc mắc về COVID-19 và mang thai, sinh con nhé!

Nếu bạn đang mang thai, đây là những điều bạn cần biết về virus SARS-COV-2:

  • Mặc dù những nghiên cứu còn hạn chế nhưng các chuyên gia không thấy bằng chứng cho thấy bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con.
  • Trẻ sơ sinh có thể phải đối mặt với rủi ro nếu mắc bệnh sau khi sinh.
  • Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu cách tốt nhất cho những phụ nữ mắc COVID-19 sinh con để giảm thiểu nguy cơ lây truyền.

Một trong những mối quan tâm lớn nhất thời điểm hiện nay là dịch bệnh COVID-19 có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi như thế nào?

Mặc dù các bằng chứng vẫn còn hạn chế, nhưng nghiên cứu ban đầu cho thấy virus SARS-CoV-2 không lây truyền trong quá trình mang thai từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, theo báo cáo vào cuối tuần trước một em bé sơ sinh ở Anh đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi được sinh ra, vậy nên chúng ta cần thêm dữ liệu về căn bệnh này trước khi đưa ra kết luận.

Chúng ta sẽ cùng xem xét những thắc mắc của mọi người và giải quyết một số câu hỏi có liên quan COVID-19 và mang thai.

COVID – 19 có thể truyền  từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hay không?

Một trong những phát hiện lớn nhất trong nghiên cứu sơ bộ là virus có thể không truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Mhóm nghên cứu đã theo dõi 9 trường hợp phụ nữ mang thai ở Trung Quốc, được chẩn đoán mắc COVID-19 và 9 người này đều đã tiến hành sinh mổ. Các mẫu xét nghiệm như nước ối, cuống rốn, dịch họng của trẻ sơ sinh và sữa mẹ được kiểm tra về virus corona gây bệnh COVID-19. Kết quả cho thấy không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy virus có thể truyền từ mẹ sang con khi mang thai hay trong trường hợp sinh mổ.

Trường hợp trẻ sơ sinh gần đây đã cho kết quả dương tính ở Anh không bác bỏ những phát hiện này, bởi báo cáo này không nói rõ biện pháp phòng ngừa lây nhiễm từ bên ngoài (từ dụng cụ, thủ thuật, người xung quanh, môi trường, nhân viên y tế...) và cũng không rõ em bé nhiễm virus như thế nào.

Mặc dù virus dường như không lây truyền từ mẹ sang con, một phân tích trên 10 trẻ sơ sinh từ các bà mẹ mắc COVID-19 cho thấy rằng việc mẹ bị nhiễm virus dường như có ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh (suy hô hấp, giảm tiểu cầu và các bất thường chức năng gan).

Vì điều này, các chuyên gia y tế cho rằng cần thêm dữ liệu để đánh giá đầy đủ nguy cơ nhiễm virus ở trẻ sơ sinh.

Việc sinh thường hay sinh mổ an toàn hơn?

Còn quá sớm để đưa ra kết luận về điều này.

Tất cả những phụ nữ trong nghiên cứu trên đều đã sinh mổ và không thể đánh giá được nguy cơ liên quan đến sinh thường qua đường âm đạo.

Virus cúm không truyền sang em bé khi được sinh ra bằng đường dưới. Bên cạnh đó, một số bệnh lây nhiễm do virus có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh ví dụ như HIV và herpes, có thể lây lan qua máu và dịch cơ thể, nên việc sinh mổ trở thành lựa chọn an toàn hơn.

Hiện tại, Theo hội sản phụ khoa Hoa Kỳ thì không có một khuyến nghị ưu tiên lựa chọn phương pháp sinh nào, tất cả sẽ được cân nhắc lựa chọn phương pháp trong từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, nếu sinh mổ thì sau sinh bạn sẽ phải ở lại viện lâu hơn và điều này có thể sẽ tăng nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 trong bệnh viện.

COVID-19 có làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai?

Mặc dù dữ liệu bị hạn chế, nhưng các nhà nghiên cứu quan sát thấy các phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 thường sinh non.

Trong một hội thảo trực tuyến gần đây, các chuyên gia y tế đã chia sẻ những phát hiện của họ từ việc đánh giá dữ liệu sức khỏe của 34 phụ nữ từ Trung Quốc được chẩn đoán mắc COVID-19 trong ba tháng cuối thai kỳ. Theo đó, phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có nguy cơ sinh non cao hơn và trung bình những thai phụ này thường sinh con vào khoảng lúc 36 tuần tức là trước 4 tuần so với thời điểm sinh đủ tháng thông thường.

Những trường hợp nghiêm trọng hơn, COVID-19 có thể gây viêm phổi ở những phụ nữ đang mang thai, đây là vấn đề đáng lo ngại bởi phụ nữ khi mang thai thì chức năng của phổi có giảm nhẹ. Nếu thai phụ bị thiếu oxy nghiêm trọng, đứa trẻ có thể bị thiếu oxy và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ

Một mối quan tâm khác là COVID-19 thường gây sốt. Trong thời gian mang thai ba tháng đầu, nhiệt độ cơ thể tăng cao có liên quan đến sự bất thường về sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng cuối thai kì, nhiệt độ cơ thể cao có thể dẫn đến mất nước có thể gây ra sinh non.

Hệ miễn dịch của thai phụ

Do khả năng miễn dịch của phụ nữ mang thai bị giảm nhẹ - nói chung, điều đó khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm virus cao hơn. Cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai, do đó, virus SARS-COV-2 có thể làm điều tương tự. Tuy nhiên chưa có đủ dữ liệu để biết chắc chắn về ảnh hưởng của virus.

Hiện tại, những dữ liệu đã biết cho thấy nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 ở những phụ nữ mang thai và không mang thai là như nhau.

Điều gì sẽ xảy ra sau sinh với các thai phụ bị nhiễm Covid-19

Bất cứ ai được chẩn đoán mắc COVID-19, bao gồm cả người mẹ, sẽ cần phải cách ly với trẻ sơ sinh cho đến khi hồi phục để tránh truyền virus cho em bé.

Y tế Hoa kỳ vẫn khuyên các bà mẹ mới nhiễm COVID-19 tiếp tục nuôi trẻ bằng sữa của mình. Mặc dù sữa mẹ có thể không mang virus, nhưng nên tránh tiếp xúc cho trẻ bú mẹ trực tiếp. Tiếp xúc trực tiếp là một đường lây truyền của bệnh dịch nên một số chăm sóc cần phải được thực hiện để hạn chế khả năng lây nhiễm cho trẻ sơ sinh nếu chúng bú mẹ.

Các bà mẹ mới sinh có thể cần cân nhắc sử dụng các thiết bị bảo vệ - như khẩu trang, áo choàng hoặc găng tay - hoặc cho bé bú sữa mẹ qua bình.

Những điều phụ nữ mang thai nên làm để phòng lây nhiễm COVID-19

Phụ nữ mang thai nên duy trì liên lạc tốt với các bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa để thiết lập lịch khám thai, sinh đẻ tại bệnh viện hoặc online, và các biện pháp cần thiết để giảm nguy cơ phơi nhiễm với SARS-CoV-2 hay không.

Nếu bạn mang thai và có tiếp xúc với người bệnh COVID-19 hoặc đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, thì điều quan trọng là bạn nên gọi thông báo ngay theo số điện thoại đường dây nóng của y tế địa phương càng sớm càng tốt và thực hiện theo khuyến cáo.

Ngoài ra, luôn thực hiện các lời khuyên phòng chống dịch COVID-19: Rửa tay, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang và tránh xa những người bị bệnh.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai mắc COVID-19 nên tránh sinh tại nhà. Bệnh viện có thể đảm bảo cả mẹ và em bé đều được theo dõi để đảm bảo em bé không phát sinh các triệu chứng hoặc bị nhiễm bệnh. Vì sức khỏe của cả mẹ và em bé, việc sinh tại bệnh viện là thực sự cần thiết.

Và mặc dù phụ nữ mang thai được coi là nhóm có nguy cơ, nhưng họ không có nguy cơ gặp biến chứng nếu mắc COVID-19.

Điểm mấu chốt

Mặc dù nghiên cứu về cách COVID-19 tác động đến thai kỳ bị hạn chế, các chuyên gia y tế cho biết dữ liệu của họ là có cơ sở. Virus dường như không lây lan qua tử cung.Tất cả trẻ sơ sinh, ngoại trừ trẻ sơ sinh ở Anh, đã thử nghiệm âm tính với COVID-19.

Phụ nữ mang thai dường như không dễ mắc cúm hơn những phụ nữ không mang thai cùng tuổi. Tuy nhiên, mọi người nên theo dõi các cập nhật từ Bộ Y tế về tình hình bệnh dịch bởi bệnh dịch đang diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp thay đổi theo từng ngày.

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thay đổi hormone trong thai kỳ - Những điều bạn cần biết

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm