Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Corona Virus (COVID-19) ít gây hại hơn cho trẻ em, phụ nữ mang thai?

Coronavirus (COVID-19) có thể lây lan giữa người với người - ước tính mỗi người bệnh có thể lây lan sang hai người khác, tuy nhiên số liệu quan sát cho thấy ít trẻ em được chẩn đoán nhiễm coronavirus.

Virus corona (COVID-19) đã lan truyền nhanh chóng và trở thành đại dịch trên toàn cầu. Coronavirus (COVID-19) có thể lây lan giữa người với người - ước tính mỗi người bệnh có thể lây lan sang hai người khác, tuy nhiên khá ít trẻ em được chẩn đoán nhiễm coronavirus, tại sao vậy ?

Virus có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào

Nghiên cứu mới đây ở Vũ Hán Trung Quốc, được công bố trên The Lancet Wednesday, cho thấy có thể virus corona không lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Mặc dù đây mới chỉ là một nghiên cứu trên phạm vi hẹp và chỉ đánh giá 9 phụ nữ mang thai, nhưng điều này đã cung cấp cái nhìn đầu tiên về cách căn bệnh hô hấp này ảnh hưởng đến thai kì.

Bài báo xuất hiện sau khi một đứa trẻ sơ sinh có mẹ được xét nghiệm COVID-19 dương tính chỉ 36 giờ sau khi sinh. Tin tức đã khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi liệu COVID-19 có thể được truyền cho thai nhi trong bụng mẹ hay không ?

Tác giả của nghiên cứu Wei Zhang cho biết có thể nước ối, máu cuống rốn hoặc sữa mẹ không phải là đường lây truyền của virus. Nghiên cứu cũng chưa làm rõ được sự ảnh hưởng của virus đối với phụ nữ có thai trong ba tháng đầu vì các thai phụ đều được nghiên cứu ở trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm bà mẹ bị nhiễm coronavirus có thể sẽ cần phải cách ly với trẻ sơ sinh sau khi sinh để tránh lây nhiễm qua tiếp xúc gần.

Các bà mẹ mang thai nhiều khả năng không truyền virus cho thai nhi

Nghiên cứu đã đánh giá 9 phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 26 đến 40 được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi do COVID-19.

Tất cả phụ nữ ở trong giai đoạn ba tháng cuối khi bắt đầu nghiên cứu và sinh con thành công nhờ sinh mổ. Các mẫu nước ối, máu cuống rốn, sữa mẹ và dịch niêm mạc ở trẻ sơ sinh đã được xét nghiệm và đều cho kết quả âm tính với coronavirus.

Phát hiện đáng chú ý nhất là virus không được truyền từ mẹ sang thai nhi trong bụng mẹ. Các biểu hiện lâm sàng cũng như sự tiến triển của bệnh ở những phụ nữ mang thai dường như không có bất kỳ sự khác biệt nào so với người bình thường.

Tất cả đối tượng nghiên cứu đều đang ở giai đoạn ba tháng cuối của thai kì vì vậy chưa thể đánh giá được  những phụ nữ mang thai ba tháng đầu và ba tháng giữa sẽ phản ứng với virus như thế nào. Tất cả phụ nữ đã sinh con bằng sinh mổ nên chưa thể đánh giá liệu virus có thể truyền sang em bé trong khi sinh thường qua đường âm đạo hay không ?

Theo Tiến sĩ Jennifer Wu nếu virus lây lan qua các giọt trong không khí, thì nguy cơ lây truyền sinh mổ và sinh thường đường âm đạo là tương đương nhau. Nếu virus lây lan qua máu hoặc dịch cơ thể như HIV, thì khả năng lây nhiễm virus sẽ giảm khi sinh mổ.

Mặc dù có những bằng chứng đầy hứa hẹn nhưng các nhà nghiên cứu cho biết phạm vi của  nghiên cứu này rất nhỏ và cần nhiều nghiên cứu đánh giá hơn trước khi có thể kết luận liệu có sự lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thay hay không.

SARS cũng không lây sang thai nhi

Những phát hiện này cũng khi dịch SARS bùng phát (SARS-CoV-1) vào năm 2003.

Theo các nhà nghiên cứu, không có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai có thể lây truyền SARS sang thai nhi. Các loại virus này không có xu hướng truyền sang thai nhi do hàng rào nhau thai và nước ối bảo vệ. Kể cả ở những bà mẹ bị nhiễm trùng huyết thai nhi thường không bị ảnh hưởng.

Có một số khác biệt chính giữa SARS và COVID-19.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm SARS có nhiều biến chứng ở bà mẹ và trẻ sơ sinh (sẩy thai, sinh non và hạn chế tăng trưởng trong tử cung). Tuy nhiên nghiên cứu này lại cho thấy rằng phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 không có biến chứng hoặc ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19, và thường có biểu hiện bệnh nhẹ hơn. Nhưng vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn COVID-19 có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào.

Phụ nữ mang thai bị ức chế miễn dịch do những thay đổi trong thai kỳ, điều này theo mặc định khiến họ có nguy cơ nhiễm virus cao hơn. Bằng chứng trong quá khứ cho thấy, phụ nữ mang thai có nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và cúm hay SARS, và có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm hơn.

Viêm phổi cũng là một mối lo ngại rất lớn đối với phụ nữ mang thai, khoảng 1/4 phụ nữ mang thai bị viêm phổi sẽ phải nhập viện. Điều quan trọng là tiếp tục quan tâm đến phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 để tránh lây sang cho thai nhi và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.

Nhiễm trùng xuất hiện ít nghiêm trọng ở trẻ em

Rất ít trẻ em bị nhiễm coronavirus và những trẻ bị nhiễm thường có triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Một báo cáo được công bố trên JAMA  cho thấy hầu hết những người bị nhiễm coronavirus là từ 49 đến 56 tuổi.

Hầu hết các bệnh nhân có một căn bệnh tiềm ẩn, vì vậy mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của người đó. Những người bị nhiễm coronavirus thường đang mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Trẻ em dưới 12 tuổi mắc SARS có các triệu chứng nhẹ hơn và nhập viện ít hơn so với người lớn. Trẻ em mắc hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cũng có tỷ lệ tử vong thấp hơn người lớn và thường có các triệu chứng nhẹ hơn.

Đây vẫn đang là giai đoạn đầu nghiên cứu loại coronavirus mới, cho đến khi có thêm bằng chứng mới thì không có một kết luận chắc chắn nào được đưa ra về cách coronavirus lây nhiễm và ảnh hưởng ở phụ nữ mang thai và trẻ em.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ em dường như ít bị tổn thương hơn so với người lớn trước COVID-19

BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

Xem thêm