Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cùng con trẻ vượt qua stress dịch bệnh COVID-19

Trẻ em có những phản ứng khác nhau khi xảy ra dịch bệnh. Hãy cùng lắng nghe, chia sẻ và dành cho các con nhiều yêu thương, quan tâm hơn nữa

Con trẻ cần cha mẹ nhiều hơn khi dịch bệnh xảy ra

Trẻ em phản ứng với stress khi xảy ra dịch bệnh theo nhiều cách khác nhau như mè nheo, đeo bám bố mẹ, lo lắng, im lặng đề phòng người thân, giận dữ hoặc quấy khóc, đái dầm …

Hãy xử lý các phản ứng của con cái bạn theo cách hỗ trợ, hãy lắng nghe những lo lắng, băn khoăn và dành cho các bạn ấy yêu thương và chú ý nhiều hơn nữa.

Giữ nếp sống sinh hoạt thường ngày cho trẻ
Trẻ em cần tình yêu và sự chú ý của người lớn trong những thời điểm khó khăn. Hãy giành cho các bạn ấy nhiều chú ý và thời gian hơn. Hãy nhớ lắng nghe con trẻ, nói chuyện một cách chân thành và an ủi các bạn ấy.

Nếu có thể hãy tạo ra cơ hội để trẻ em có thể chơi đùa và giải tỏa.

Cố gắng và giữ trẻ em gần với bố mẹ và gia đình và tránh tách trẻ em khỏi người nuôi dưỡng tối đa. Nếu có (ví dụ khi bị nằm viện) thì hãy cố gắng giữ liên lạc thường xuyên (ví dụ qua điện thoại).

Hãy giữ chế độ sinh hoạt giống như thường ngày nhiều nhất có thể hoặc trợ giúp để tạo ra các lịch sinh hoạt mới trong môi trường (hoàn cảnh) mới bao gồm việc học tập cũng như thời gian chơi đùa và giải trí một cách an toàn.

Nói chuyện về tình hình dịch bệnh thực tế và cách để bảo vệ bản thân

Nói chuyện với con trẻ về dịch bệnh đã xảy ra, giải thích điều gì đang diễn ra hiện tại và cung cấp các thông tin rõ ràng về việc làm thế nào để giảm nguy cơ bị lây nhiễm bệnh COVID-19 bằng ngôn ngữ mà trẻ có thể hiểu được tùy thuộc độ tuổi của các bạn ấy.

Cả nhà cùng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh: rửa tay với xà phòng, ho, hắt hơi đúng cách, vệ sinh nhà cửa, giữ gìn sức khỏe... Nếu có thể, hãy biến thành một trò chơi để tạo thói quen tốt cho trẻ.

Điều này cũng bao gồm việc cung cấp thông tin về việc có thể xảy ra theo cách thân thiện nhất (ví dụ thành viên gia đình hoặc con bạn có thể ốm và có thể phải đến bệnh viện một thời gian để cho các bác sỹ giúp khỏi ốm).

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: WHO giải đáp 21 câu hỏi nhiều người thắc mắc về virus 2019-nCoV

 

Ths. Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm