TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có báo cáo về 4 trường hợp bệnh nhiễm 2019-nCoV điều trị tại bệnh viện này. Theo đó đến chiều 10/2, đã có 3 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện; 1 bệnh nhân còn lại trong tình trạng ổn định.
3 ca bệnh nCoV được điều trị khỏi (đều ở Vĩnh Phúc và là thành viên trong nhóm 8 người được công ty cử đi tập huấn ở Vũ Hán, Trung Quốc). Quá trình điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa, điều trị triệu chứng. Với trường hợp có viêm phổi bội nhiễm, bệnh nhân được các bác sĩ kết hợp điều trị kháng sinh.
Tính đến lúc 8h30 ngày 11-2-2020, tình hình dịch bệnh được cập nhật như sau:
Các trường hợp điều trị thành công:
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân N.T.D (24 tuổi, Vĩnh Phúc) vào BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 27/1/2020 với lý do sốt, ho ngày thứ 2. Bệnh nhân được bác sĩ khám cho nhập viện theo dõi và điều trị do có yếu tố dịch tễ. Tại đây bệnh nhân được làm xét nghiệm sàng lọc nCoV.
Ngày 30/01/2020, bệnh nhân có kết quả giải trình tự gene thế hệ mới/RT – PCR nCoV – 2019 – dịch họng cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được chuyển đến Phòng áp lực âm, Khoa Cấp cứu của BV để theo dõi và điều trị cách ly.
Khai thác tiền sử bệnh nhân cho thấy, D. là thành viên trong đoàn 8 người được công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại Vũ Hán, Trung Quốc trong 2,5 tháng, cùng trở về Việt Nam ngày 17/01/2020 trên cùng chuyến bay CZ8315 của hãng hàng không Phương Nam (China Southern Airlines). Bệnh nhân về nhà bắt đầu đi làm lại ngày 18/01/2020 tại Vĩnh Phúc, có tiếp xúc gần với các thành viên trong gia đình từ 17/01-27/01/2020.
Quá trình điều trị, bệnh nhân được điều trị nội khoa. Từ ngày 28 - 30/01/2020, tình trạng bệnh nhân ổn định, hết sốt, hết đau đầu, còn ho húng hắng nhẹ, không tức ngực, không khó thở.
Từ 30/01/2020 đến nay, bệnh nhân được theo dõi và điều trị cách ly tại Phòng áp lực âm.
Ngày 01/02/2020, bệnh nhân được lấy mẫu dịch họng lần 2, kết quả RT – PCR nCoV (dịch họng): Âm tính.
Ngày 06/02/2020, bệnh nhân được lấy mẫu dịch họng làm RT-PCR nCoV lần 3: Âm tính.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo tiếp xúc tốt, toàn trạng ổn định, tình trạng nhiễm trùng: âm tính. Tim đều, rõ, Phổi thông khí tốt, không có rale. Bụng mềm, gan lách không to. Dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Trường hợp thứ 2, bệnh nhân T.C.P (30 tuổi, Vĩnh Phúc) vào viện ngày 1/2/2020 do sốt, ho không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân được làm xét nghiệm sàng lọc nCoV và được chẩn đoán nhiễm nCoV, có viêm phổi bội nhiễm.
Ngày 02/02/2020, bệnh nhân có kết quả giải trình tự gene thế hệ mới/ RT – PCR nCoV – 2019 – dịch họng: Dương tính và được chuyển sang Phòng áp lực âm, Khoa Cấp cứu theo dõi và điều trị tiếp.
Trước đó, bệnh nhân P. cũng có tiền sử cùng đoàn công tác có 8 người sang làm việc tại Vũ Hán - Trung Quốc từ ngày 1/11/2019; về nước ngày 17/1/2020. Quá trình làm việc với công ty phía Trung Quốc không có ai sốt hay biểu hiện cúm. Ngoài ở công ty bệnh nhân có đi chơi tại siêu thị và trung tâm thành phố. Bệnh nhân ở nhà tập thể cùng 7 công nhân khác chia làm 3 phòng.
Quá trình điều trị cho bệnh nhân này, do có viêm phổi bội nhiễm nên các bác sĩ đã kết hợp điều trị kháng sinh và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
Đến ngày 06/02/2020, bệnh nhân được lấy mẫu dịch họng làm RT-PCR nCoV lần 2: Âm tính
Ngày 08/02/2020, bệnh nhân được lấy mẫu dịch họng làm RT-PCR nCoV lần 3 cũng cho kết quả Âm tính.
Trường hợp thứ 3, bệnh nhân V.H.L (19 tuổi, Vĩnh Phúc) vào viện ngày 31/1/2020 vì sốt chưa rõ nguyên nhân. Bệnh nhân L. cũng thuộc ca bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV. Bệnh nhân cùng đoàn công tác có 8 người sang làm việc tại Vũ Hán - Trung Quốc từ ngày 1/11/2019; về nước ngày 17/1/2020. Quá trình làm việc với công ty phía Trung Quốc không có ai sốt hay biểu hiện cúm. Bệnh nhân ở nhà tập thể cùng 7 công nhân khác chia làm 3 phòng.
Sau khi về nước, bệnh nhân về nhà 1 ngày sau đó quay trở lại công ty làm việc. Bệnh nhân về quê ăn tết ngày 23/1/2020; quá trình về quê có tiếp xúc với gia đình và họ hàng. Hiện tại gia đình bệnh nhân đang được cách ly tại y tế cơ sở. Thời gian ở quê bệnh nhân không có biểu hiện sốt, ho khó thở.
Ngày 01/02/2020, bệnh nhân được làm xét nghiệm sàng lọc nCoV.
Ngày 02/02/2020, bệnh nhân có kết quả giải trình tự gene thế hệ mới/ RT – PCR nCoV – 2019 – dịch họng: Dương tính.
Ngày 06/02/2020, bệnh nhân được lấy mẫu dịch họng làm RT-PCR nCoV lần 2: Âm tính.
Ngày 08/02/2020, bệnh nhân được lấy mẫu dịch họng làm RT-PCR nCoV lần 3: Âm tính.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Toàn trạng tốt. Tình trạng nhiễm trùng: âm tính. Tim đều, T1, T2 rõ. Phổi thông khí tốt, không rale.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?