Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất – đương nhiên là sức khỏe của em bé sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu bạn bị ốm. Bạn nên để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe bản thân liên tục, nhất là khi có các dấu hiệu của bệnh, bởi vì nhiều loại virus có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Ví dụ như:
Cuối năm 2019, một loại virus mới xuất hiện trên thế giới và đã lan rộng ra toàn cầu: SARS-CoV-2, thuộc họ coronavirus, và dịch bệnh được đặt tên là dịch COVID-19. Tuy rằng những nguy cơ gây bất thường khi sinh em bé do nhiễm virus SARS-CoV-2 và thậm chí là virus Zika hiện vẫn còn xa lạ với nhiều người, song điều này đã tạo thêm một mối lo ngại khác vào danh sách – vốn đã dài dằng dặc – những mối quan tâm lo lắng của các bà mẹ.
Đầu năm 2020, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát của COVID-19 là một vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, và là vấn đề đặc biệt quan tâm trên toàn thế giới. Gần đây, WHO đã đưa ra tuyên bố tiếp theo và theo đó, sự bùng phát của COVID-19 chính thức được gọi là ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU.
COVID-19 đến hiện tại vẫn còn nhiều bí ẩn, và sự ảnh hưởng của nó lên nhóm phụ nữ mang thai vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn trước loại bệnh này nếu bạn đang mang thai hay có kế hoạch chuẩn bị mang thai.
Coronavirus là gì?
Coronavirus là họ virus lớn lưu hành trên cả người và động vật, và có thể là nguyên nhân của cảm cúm thông thường hay nặng hơn là suy hô hấp.
Cuối năm 2019, một loại virus mới – SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc. Vẫn chưa tìm được chính xác nguồn gốc của virus là từ đâu và lây ra từ nguồn nào, nhưng gợi ý đưa ra là do con người tiếp xúc với động vật. Dịch bệnh do virus này gây ra được đặt tên là COVID-19.
COVID-19 là bệnh thuộc đường hô hấp. Triệu chứng thường xuất hiện trong 2 đến 14 ngày sau khi phơi nhiễm với nguồn bệnh. Dữ liệu thu thập từ Trung Quốc cho thấy thời gian ủ bệnh thường là 4 ngày. Triệu chứng thường gặp nhất – kể cả là bạn có đang mang thai hay không – là:
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, hãy thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Bạn có thể được kiểm tra hay xét nghiệm, nhưng điều quan trọng là cán bộ y tế nắm được tình trạng của bạn và đưa ra những biện pháp bảo vệ dự phòng cho bạn cũng như những người xung quanh.
Phụ nữ mang thai có mẫn cảm với virus?
Virus này hoàn toàn mới so với những gì chúng ta biết, nên không có gì là chắc chắn ở đây cả. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã cảnh báo rằng những phụ nữ mang thai dường như mẫn cảm hơn những người khác đối với tất cả các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, tương tự như cúm. Điều này có thể hiểu được khi mang thai, hệ thống miễn dịch thay đổi và mang thai tác động lên tất cả các phần của cơ thể, bao gồm cả phổi và tim.
Các biện pháp điều trị có an toàn với phụ nữ mang thai?
Điều trị COVID-19 tương tự như cách điều trị bệnh về đường hô hấp. Kể cả bạn mang thai hay không, bác sĩ vẫn sẽ khuyên bạn:
Nếu thuốc chứa acetaminophen không giúp bạn hạ sốt, hoặc bạn bắt đầu cảm thấy khó thở hay nôn, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.
Vậy nhiễm virus corona gây nguy hiểm như thế nào cho phụ nữ mang thai?
Cần phải nói rằng, đây là loại virus mới, và các nghiên cứu về nó còn rất ít. CDC đã đưa ra cảnh báo rằng đối với những phụ nữ mang thai có tiền sử mắc một trong các nhóm virus corona, nếu mắc virus này có thể tiến triển đến các triệu chứng nặng hơn so với người chưa từng mắc. Cùng với đó, những ảnh hưởng như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu và bị nhiễm trùng nặng cũng được quan sát thấy ở những phụ nữ mang thai. Sốt cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ với bất kể nguyên nhân nào cũng có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh.
Những thông tin này có thể gây sốc đối với bạn. Nhưng hãy bình tĩnh. WHO đã báo cáo rằng họ từng nghiên cứu trên một nhóm phụ nữ mang thai mắc COVID-19 và thấy rằng phần lớn các trường hợp đều không nghiêm trọng. Trong 147 trường hợp nghiên cứu, 8% có các triệu chứng nặng và chỉ có 1% nguy kịch.
Hiệp hội sản phụ khoa Hoàng gia Anh (RCOG) đã báo cáo rằng mặc dù có một số phụ nữ Trung Quốc gặp tình trạng đẻ non khi mắc COVID-19 nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân sinh non là do nhiễm trùng hay do bác sỹ quyết định cho em bé ra đời sớm vì mẹ không được khoẻ. Báo cáo cũng không tìm thấy bằng chứng về việc virus này gây sảy thai.
Virus có lây truyền từ mẹ sang em bé trong thời gian mang thai hay sinh nở không?
Hiện tại chưa có bằng chứng nào rõ ràng chứng minh việc lây truyền từ mẹ sang em bé trong thời gian sinh nở. Tuy có 1 đến 2 trường hợp được xác nhận là dương tính với virus khi vừa mới sinh, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào về việc virus lây sang em bé khi còn ở trong bụng mẹ.
COVID-19 là bệnh lây truyền giữa người và người thông qua giọt bắn (người bị nhiễm ho hay hắt hơi). Em bé có thể nhiễm khi chào đời và hít phải những giọt bắn này.
Một nghiên cứu nhỏ trên các phụ nữ đang trong giai đoạn cuối của thai kì bị nhiễm COVID-19 cho thấy, virus không xuất hiện trong nước ối, máu cuống rốn, hay dịch họng sau khi sinh. Vẫn cần nhưng nghiên cứu lớn hơn xác nhận điều này.
Nếu tôi nhiễm COVID-19 trong thời gian sinh nở, liệu tôi có cần phải sinh mổ?
Việc bạn sinh con bằng đường tự nhiên hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ mỗi việc bạn có nhiễm COVID-19 hay không. Tuy vậy, sinh con tự nhiên vẫn được khuyến khích hơn so với sinh mổ. Việc sinh mổ có thể được cân nhắc khi cơ thể bạn không đủ điều kiện cho quá trình sinh tự nhiên, hay gặp một số loại virus nghiêm trọng.
Virus có lây truyền qua sữa mẹ không?
Một số nghiên cứu đã tiến hành trên sữa mẹ của những bệnh nhân nhiễm COVID-19 cho câu trả lời ở thời điểm hiện tại là không. Nhưng điều này không có nghĩa là không có nguy cơ mà cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định điều này.
CDC cũng nói rằng nếu bạn nhiễm COVID-19 hay có nguy cơ cao, hãy nói với bác sĩ về việc bạn cho con bú. Nếu bạn quyết định sẽ cho con bú, bạn có thể hạn chế phơi nhiễm cho em bé bằng cách:
Biện pháp nào là tốt nhất để tránh nhiễm COVID-19?
Bạn có thể nghe điều này rất nhiều lần rồi, nhưng vẫn phải lưu ý lại thật chắc chắn rằng:
Những sự lo lắng luôn luôn đồng hành với bạn trong suốt quá trình mang thai, và điều quan trọng hơn cả là bạn phải giữ lập trường và quan điểm đúng đắn. Virus mới này thực sự nguy hiểm, cho dù bạn có mang thai hay không.
Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu về virus này, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc COVID-19 dường như không có sự khác biệt so với việc mắc các bệnh tương tự. Đồng thời, cũng chưa tìm thấy bằng chứng về việc em bé có thể bị lây nhiễm trong thời gian còn trong bụng mẹ hay khi sinh. Nhưng chúng ta không thể chủ quan, và cần nhiều hơn nữa nghiên cứu để chứng minh điều này.
Đây là thời điểm để chuẩn bị đối mặt với vấn đề chứ không phải sợ hãi. Từng bước cơ bản như rửa tay hay hạn chế tiếp xúc nơi đông người là từng bước giúp bạn bảo vệ chính mình và em bé, đồng thời bảo vệ cho cả xã hội.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bác sĩ khuyên người cao tuổi những việc nên làm để chống COVID-19
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.