Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nhân tim mạch nên dùng thuốc thế nào trong mùa dịch bệnh COVID-19?

Người bệnh tim mạch cần biết cách dùng thuốc đúng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trước nguy cơ tấn công của dịch bệnh COVID-19.

Khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường như hiện nay, với người bình thường đã là mối quan ngại rất lớn thì với bệnh nhân tim mạch lại càng phải thận trọng hơn, bởi tỉ lệ tử vong khi chẳng may nhiễm SARS-CoV-2 ở nhóm bệnh nhân tim mạch cao nhất (10,5%) trong nhóm bệnh nhân có các bệnh lý nền (ung thư - 5,6%, bệnh phổi mạn tính - 6,3%, đái tháo đường -7,3%…). Vì vậy người bệnh tim mạch cần biết cách dùng thuốc sao cho bảo vệ được sức khỏe tốt nhất trước nguy cơ tấn công của dịch bệnh.

Vì sao cần duy trì dùng thuốc tim mạch trong mùa dịch bệnh COVID-19?

Với bệnh nhân tim mạch đang phải dùng nhiều thuốc tim mạch, trong đó có các thuốc chữa tăng huyết áp nhóm tác động lên hệ renin – angiotensin – aldosterone như thuốc ức chế men chuyển (có đuôi là –pril như lisinopril, perindopril…) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (có đuôi tên –artan như valsartan, telmisartan…) sẽ ra sao trước nguy cơ tấn công của SARS-CoV-2. Bởi virus corona mới này khi xâm nhập cơ thể sẽ gắn với protein ACE2 trên bề mặt tế bào đường thở và phổi, nơi mà nó sẽ chiếm đoạt quyền điều khiển của tế bào và dẫn đến sự nhân bản hàng loạt virus. Thực nghiệm trên động vật cho thấy, các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể có thể làm tăng sản sinh protein ACE2, dẫn đến bệnh nhân tim mạch dễ tổn thương hơn khi nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, thực nghiệm trên động vật thường không cho kết quả tương tự trên người. Thực tế, một số bằng chứng lâm sàng lại cho thấy việc dùng các thuốc này có xu hướng làm giảm tổn thương phổi ở những bệnh nhân tim mạch khi bị nhiễm virus gây viêm phổi khác. Do vậy, khi chưa có đủ bằng chứng về lợi ích cũng như nguy cơ của các thuốc này trên bệnh nhân nhiễm COVID-19, khuyến cáo hiện nay là không cắt giảm các thuốc này khi bệnh nhân đang phải dùng và cũng không nên thêm thuốc này khi bệnh nhân tim mạch không có chỉ định dùng trong bối cảnh nguy cơ hoặc mắc COVID-19.

Hiện nay, không có bằng chứng nào cho thấy các thuốc tim mạch nói chung làm hại đến người bệnh khi bị nhiễm COVID-19, trong khi các thuốc này cần thiết để phòng và điều trị các biến cố tim mạch nên việc dùng các thuốc tim mạch cần được tiếp tục ở các đối tượng này.

Với bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông mà phải theo dõi chỉ số đông máu (INR), nếu trong những tháng gần nhất không có sự biến động lớn và ổn định thì có thể trì hoãn việc xét nghiệm theo định kỳ và tiếp tục duy trì liều thuốc chống đông đang được dùng cùng với chế độ ăn uống ổn định theo hướng dẫn. Với những bệnh nhân không ổn định về thông số này trong thời gian gần đây hoặc bệnh nhân có các dấu hiệu chảy máu bất thường cần xét nghiệm hoặc điều chỉnh liều, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, có thể tìm giải pháp đến nơi xét nghiệm không nằm trong vùng dịch bùng phát hoặc có thể yêu cầu xét nghiệm tại nhà nếu khu vực đó có dịch vụ, sau đó liên hệ bác sĩ của mình để điều chỉnh.

 

Bệnh nhân tim mạch nên tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân tim mạch dùng các thuốc khác thế nào?

Một số trường hợp bệnh nhân phải dùng các thuốc giảm viêm, hạ sốt thì chỉ nên khuyến cáo dùng acetaminophen (ví dụ, panadol, tylenol…). Không nên dùng các thuốc giảm viêm chống đau không steroid (NSAIDs) khác, ví dụ ibuprofen. Theo khuyến cáo của Chính phủ Pháp, việc dùng thuốc này (ibuprofen) có thể làm trầm trọng bệnh hơn ở tất cả bệnh nhân nhiễm COVID-19. Riêng ở bệnh nhân tim mạch thường có dùng các thuốc chống đông và ngưng tập tiểu cầu, nếu không nhiễm virus cũng đã không nên dùng NSAIDs vì làm tăng nguy cơ chảy máu và tổn thương thận.

Gần đây có thông tin thuốc chloroquine (một loại thuốc chữa sốt rét và chống viêm) được ứng dụng để chữa bệnh COVID-19. Những kết quả ban đầu của nghiên cứu với số lượng bệnh nhân không lớn cho thấy thuốc này có thể làm giảm lượng virus nhanh hơn. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các kết quả nghiên cứu và các khuyến cáo chính thức, bệnh nhân tim mạch cần hết sức thận trọng không được tự ý sử dụng các thuốc này vì chloroquine có thể gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim trầm trọng (QT dài trên điện tim đồ và xoắn đỉnh). Tại Việt Nam đã có trường hợp dùng thuốc chữa sốt rét để phòng COVID-19 phải nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc thuốc nặng.

Bệnh nhân tim mạch cần được duy trì chế độ tiêm phòng vắc xin, bao gồm vắc xin phế cầu khuẩn do nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát sau nhiễm COVID-19. Bệnh nhân tim mạch cũng nên được tiêm phòng cúm mùa.

Người bệnh tim mạch nên tiêm phòng cúm mùa.

Rất nhiều bệnh viện trong giai đoạn dịch thường giảm bớt các thủ thuật thường quy, các xét nghiệm hoặc tái khám. Do vậy, sử dụng các ứng dụng phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại video, hội chẩn từ xa có ý nghĩa đặc biệt và chúng ta nên tận dụng. Việc này có lợi ích không chỉ cho bệnh nhân mà cả cho nhân viên y tế trong việc làm giảm các nguy cơ lây nhiễm. Để chuẩn bị tốt cho việc thầy thuốc có thể tư vấn cho bạn từ xa, các bệnh nhân cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin về triệu chứng, mạch, huyết áp, cân nặng, các thuốc đang dùng… khi được bác sĩ hỏi và tư vấn. Bệnh nhân cũng có thể nhờ người nhà giúp đỡ trong việc kết nối trực tuyến với các thầy thuốc. Ngược lại, các thầy thuốc cần thiết phải chia sẻ số điện thoại cho người bệnh.

Vấn đề tâm lý của người bệnh và của thầy thuốc cũng rất quan trọng. Đặc biệt với bệnh nhân tim mạch, sự lo lắng thái quá có thể làm bệnh tim mạch trầm trọng hơn, nhưng chủ quan quá sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh tim mạch cần tuân thủ các khuyến cáo phòng ngừa dịch bệnh của Bộ Y tế và thường xuyên giữ mối liên lạc với bác sĩ tim mạch của mình./.

 Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rượu bia có tác hại đối với tim mạch như thế nào?

 
PGS. TS. BS. Phạm Mạnh Hùng(Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam) - Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm