Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 sai lầm khiến bệnh nấm chân trở nên tồi tệ hơn

Rất nhiều người có bàn chân hay bị mồ hôi và ngứa ngáy khó chịu do bị nấm. Bệnh nấm rất phổ biến, có thể gây nứt nẻ, bong tróc da, châm chích hoặc bỏng rát. Nấm thường phát triển trong điều kiện nóng, ẩm, ví dụ như tất và giày ướt/có mồ hôi. Các loại thuốc bôi hoặc uống có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bệnh tránh tái phát, tuy nhiên thói quen sinh hoạt và vệ sinh bàn chân của chúng ta lại rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những sai lầm phổ biến khiến bệnh nấm chân trầm trọng, và những điều bạn nên làm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm chân.

1. Bạn không cắt móng chân thường xuyên 

Móng chân của bạn có thể là nơi dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là khi móng quá dài. Nếu bạn không cắt móng chân đủ thường xuyên, móng chân có thể bị gãy, gây chấn thương cho nền móng, dẫn đến móng chân bị biến dạng. Và móng yếu này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc các vi sinh vật khác, bao gồm cả vi khuẩn. Thêm vào đó, móng chân dài tạo điều kiện cho các loài côn trùng như nấm xâm nhập, chúng có thể tìm được nơi lý tưởng để sinh sôi giữa ngón chân và da.

Nên: Cắt ngắn móng chân để ngăn ngừa nấm xâm nhập vào dưới móng chân từ vùng da xung quanh. Vậy, độ dài móng chân lý tưởng là bao nhiêu? Cắt móng ngay phía trên đường trắng bằng kềm cắt móng, sau đó dùng dũa móng mỏng để dũa các góc, sao cho các cạnh sắc không làm xước da.

2. Bạn mang cùng một đôi giày mỗi ngày

Chúng ta đều có một đôi giày yêu thích (đôi giày mà bạn đã đi nhiều đến mức cảm giác như đi dép lê). Nhưng đôi giày thoải mái nhất của bạn có thể chính là nguyên nhân khiến bệnh nấm da chân của bạn lâu lành. Việc mang cùng một đôi giày mỗi ngày sẽ khiến bên trong giày không khô hoàn toàn giữa các lần mang. Từ đó tạo điều kiện cho nấm dễ sinh sôi, bởi nấm thích môi trường ẩm ướt và tối tăm. Vì vậy, giày bạn đi hàng ngày càng ẩm ướt thì càng khó kiểm soát bệnh nấm chân.

Nên: Điều quan trọng là phải giữ cho bàn chân và bề mặt tiếp xúc với bàn chân sạch sẽ và khô ráo. Sau đây là một số chiến lược của bạn để thực hiện điều đó:

  • Thay đổi giày bạn mang hằng ngày để đảm bảo chúng luôn khô ráo. Nếu bạn đang tìm giày mới, hãy xem những lựa chọn loại giày đi bộ và giày chạy bộ.
  • Giặt giày thể thao, đế giày và tất thường xuyên bằng thuốc tẩy không gây phai màu.
  • Nếu giày không giặt được (như giày da), hãy mở giày ra, tháo miếng lót giày  và phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một lần mỗi tuần.
  • Sử dụng máy khử trùng giày bằng tia UV cho tất cả các loại giày (đặc biệt là giày da vì không thể giặt bằng máy) để làm khô bên trong giày, nơi có thể chứa vi khuẩn, virus và nấm khó chịu.
  • Nếu chân bạn thường đổ nhiều mồ hôi khi đi giày hàng ngày, hãy chọn giày thể thao hoặc giày có phần trên bằng lưới thoáng khí và/hoặc đế cao su thoáng khí.

3. Bạn không vệ sinh chân đúng cách

Bàn chân của bạn là một trong những bộ phận bị bỏ quên nhiều nhất khi tắm. Nếu chỉ đứng và dội nước chảy giữa các ngón chân là không đủ. Hãy nhớ rằng, khi chúng ta tắm, tất cả da chết và bụi bẩn từ cơ thể sẽ chảy xuống chân. Và nếu bạn không vệ sinh (và lau khô) chân đúng cách, nấm thường có trên da có thể phát triển quá mức, đặc biệt là giữa các ngón chân, làm bệnh nấm chân của vận động viên trở nên trầm trọng hơn.

Nên: Để giúp chữa lành bệnh nấm chân, hãy yêu thương đôi chân của bạn khi tắm. Điều quan trọng là phải chà xát, kỳ cọ cẩn thận giữa các ngón chân. Bạn nên sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có chứa tinh dầu thơm vì nó có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên.

4. Bạn không lau khô chân sau khi tắm

Khi tắm, có thể bạn đã thoa xà phòng lên chân, nhưng chưa thoát khỏi tình trạng nhiễm nấm như bệnh nấm da chân. Đó là vì nấm phát triển và sinh sôi trong các kẽ hở ẩm ướt.  Khi bàn chân của chúng ta ẩm ướt trong thời gian dài, chúng sẽ dễ bị nhiễm nấm da chân từ người bệnh hoặc từ bề mặt ô nhiễm hơn.

Nên: Sau khi bạn tắm, hãy dùng khăn nhỏ hoặc khăn giấy để lau khô chân, đặc biệt là giữa các ngón chân. Và hãy thử dùng các biện sau để giữ cho chân bạn khô ráo :

  • Trước khi đi tất, hãy xịt/xoa một ít phấn rôm vào chân. ‌
  • Ngâm chân bằng chất làm se da để làm khô chân hai lần một tuần.
5. Bạn đi chân trần ở những nơi công cộng

Đi bộ xung quanh mà không mang giày/tất ở những nơi như hồ bơi, phòng tập thể dục, phòng thay đồ hoặc thậm chí phòng khách sạn có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh nấm chân. Vì các loại nấm có thể sống và ẩn núp ở những nơi này.

Bàn chân của bạn thậm chí còn dễ bị nhiễm trùng hơn nếu da bạn bị rách, đây là lỗ hổng cho các tác nhân gây bệnh cơ hội. Nhìn chung, nếu da đã có vết cắt hoặc trầy xước, da sẽ dễ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm virus (như mụn cóc).

Và nếu bạn đang phải chiến đấu với bệnh nấm da chân, việc đi chân trần với da bị trầy xước có thể dẫn đến kích ứng nhiều hơn hoặc sễ nhiễm thêm các vi trùng khác. Chưa kể bạn có thể làm nấm lan ra sàn nhà và có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Nên: Bất cứ khi nào đến nơi công cộng hoặc không gian chung, hãy luôn đi giày hoặc dép tông (kể cả khi tắm ở phòng tập thể dục).

6. Bạn mang tất cotton

Tất cotton rất thoải mái, nhưng không phải loại nào cũng phù hợp trong việc điều trị bệnh nấm ở chân. Đó là vì cotton hấp thụ độ ẩm, tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và làm trầm trọng thêm bệnh nấm ở chân.

Nên: Hãy mang tất làm từ len Merino, một loại vật liệu tự nhiên (không giống như sợi tổng hợp) thấm hút độ ẩm từ bàn chân.

7. Bạn dưỡng ẩm cho đôi chân của bạn

Nhiều người nhầm lẫn giữa da khô, nứt nẻ với bệnh nấm chân. Bệnh nấm chân thường trông giống như vảy ở lòng bàn chân và dễ bị nhầm với tình trạng da khô. Nấm phát triển trong môi trường ẩm ướt, vì vậy việc giữ ẩm cho chân sẽ khiến bệnh nấm da chân trở nên trầm trọng hơn và ngăn không cho bệnh lành lại.

Nên: Không nên dùng thuốc mỡ để dưỡng ẩm chân, hãy chọn đúng loại kem trị nấm để điều trị hiệu quả bệnh nấm chân. Và nếu bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt các mảng khô với tình trạng bong tróc do nấm trên bàn chân, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa chân để đánh giá và chẩn đoán đúng vấn đề của bạn.
 

8. Bạn ngâm chân trong thuốc tẩy

Mặc dù một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp điều trị bệnh nấm chân, nhưng ngâm chân trong thuốc tẩy không phải là một trong số đó. Trên thực tế, nó có thể gây hại cho chân của bạn. Ngâm chân trong thuốc tẩy có thể gây kích ứng da nghiêm trọng và bỏng, do đó sẽ làm trầm trọng thêm thay vì điều trị bệnh nấm da chân.

Nên: Hãy giữ thuốc tẩy để giặt tất. Và nếu bạn đang tìm cách chữa trị tại nhà, hãy thử ngâm chân trong giấm hoặc muối Epsom.

Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm