Nấm móng chân đặc trưng bởi viêm, dày, sưng, vàng và đau của móng chân và ngón chân. Nguyên nhân có thể xảy ra do vệ sinh kém, hệ miễn dịch kém, tiếp xúc với độ ẩm cao và/hoặc máu lưu thông kém.
Dầu tràm trà
Dầu tràm trà có đặc tính chống nấm và khử trùng. Đầu tiên, bạn cần làm sạch khu vực bị nấm và sau đó thoa dầu tràm trà trực tiếp vào ngón chân. Hãy để nó ngấm vào móng chân và da trong khoảng 10 phút và sau đó lau sạch. Lặp lại hàng ngày.
Baking soda
Baking soda có khả năng làm khô độ ẩm dư thừa trên ngón chân của bạn, và nó sẽ giúp loại bỏ mùi hôi chân và hoạt động như một loại thuốc điều trị nấm móng chân. Hòa baking soda vào nước và thoa nó lên móng chân. Để nó ngấm trong 10 phút và sau đó rửa sạch. Bạn cũng có thể ngâm toàn bộ bàn chân trong nước hòa baking soda.
Bột ngô
Phương pháp tại gia điều trị nấm chân này có chứa một loại nấm vô hại cho cơ thể nhưng vẫn có khả năng giết chết các loại nấm truyền nhiễm. Trộn một ly bột ngô và hai lít nước trong bồn/chậu/xô đủ lớn để đặt vừa bàn chân của bạn. Hòa dung dịch này, để trong một giờ và ngâm chân của bạn trong dung dịch này nửa giờ hoặc lâu hơn.
Dấm
Giấm là một acid nhẹ, do đó, bạn có thể dùng dấm trắng hoặc giấm táo để cân bằng độ pH của da. Nó cũng giúp ngăn ngừa nấm lây lan và diệt vi khuẩn và nấm. Trộn giấm và nước theo tỷ lệ 1:1 và ngâm vùng chân bị nấm trong 30 phút mỗi ngày và lau khô chân sau đó.
Nước súc miệng
Nước súc miệng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng của bạn, vậy tại sao bạn không sử dụng nó để tiêu diệt vi khuẩn trên đôi chân của bạn? Các đặc tính sát khuẩn của nó hoạt động giúp tránh vi khuẩn và nấm có hại. Kết hợp giấm trắng và nước súc miệng theo tỷ lệ 1:1 và ngâm vùng bị nhiễm nấm trong 30 phút, sau đó chà nhẹ vùng móng chân. Lặp lại một lần hoặc hai lần mỗi ngày cho đến khi nấm chân mất đi.
Dầu hoa oải hương
Dầu hoa oải hương có đặc tính khử trùng, và nó cũng ngăn ngừa kích ứng da. Nhỏ một chút dầu hoa oải hương lên bông và áp nó lên bàn chân của bạn và giữ trong 10 đến 20 phút và sau đó rửa sạch. Lặp lại nhiều lần trong ngày.
Tỏi
Tỏi có đặc tính kháng nấm hữu ích trong điều trị nấm chân, nhờ vào các hợp chất có trong tỏi như allicin và ajoene. Các hợp chất tự nhiên này hoạt động với tác dụng điều trị nấm móng chân. Trộn tỏi hoặc dầu tỏi nghiền với giấm trắng. Thoa hỗn hợp này trên và xung quanh khu vực bị nhiễm nấm và sau đó băng lại và để trong vài giờ. Lặp lại hàng ngày cho đến khi nấm móng chân biến mất.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nấm móng chân là gì?
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.