Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị hiện tượng móng quặp vào trong

Không giống như nhiều vấn đề sức khỏe khác, móng quặp là một trong những vấn đề mà bạn có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể tự điều trị hiện tượng này

Điều trị hiện tượng móng quặp vào trong

Nếu bạn có một móng chân mọc cong, sâu vào thịt bên dưới, đây thực sự là một cuộc chiến, cả để điều trị và để ngăn nó xuất hiện trở lại. Không giống như nhiều vấn đề sức khỏe khác, móng quặp là một trong những vấn đề mà bạn có thể điều trị tại nhà.

Trên thực tế, mặc dù nhiều bác sĩ đưa ra các giải pháp là tiểu phẫu loại bỏ cho móng chân mọc quặp, nhưng phương pháp điều trị bảo tồn tại nhà có thể giúp giảm bớt đáng kể.

Tự điều trị không phải dành cho tất cả mọi người

Mặc dù đối với nhiều người, móng chân mọc quặp rất dễ kiểm soát, nhưng chúng ta nên gặp bác sĩ hơn là tự điều trị. Nếu bạn nghi ngờ móng chân đã bị nhiễm trùng, hoặc nếu bạn không chắc chắn, bởi vì các triệu chứng của móng chân mọc quặp, chẳng hạn như đau, đỏ và sưng, có thể khó phân biệt với các triệu chứng nhiễm trùng - tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ.

Tương tự, nếu bạn có một số bệnh trạng cần chăm sóc cẩn thận cẩn thận, chẳng hạn như tiểu đường, tổn thương thần kinh, hoặc máu lưu thông không tốt ở chân, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị móng chân quặp.

Mục tiêu

Hai mục tiêu chính trong điều trị móng chân mọc ở nhà là (1) ngâm và làm mềm vùng móng, làm cho các mô dễ dàng di chuyển hơn (2) để giải phóng phần quặp vào của móng chân từ chỗ nó bắt đầu đâm vào trong da của bạn.

Ngâm

Khi có móng chân quặp, hãy ngâm chân của bạn thường xuyên - khoảng ba hoặc bốn lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Tuy nhiên, vào những lúc khác, điều quan trọng là giữ cho bàn chân của bạn khô, vì ẩm ướt có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn và nấm, làm cho vấn đề của bạn tồi tệ hơn.

Giải phóng móng quặp

Sau khi bạn ngâm và làm khô chân của bạn, đó là thời gian tốt nhất để cố gắng nới lỏng phần mọc quặp của móng chân của bạn. Bạn có thể xoa nhẹ phần của da bị viêm, đẩy nó nhẹ nhàng ra khỏi móng, cho phép bạn tiếp cận tốt hơn tới móng quặp. Sau đó, để nới lỏng phần quặp của móng tay, chân,  bạn có thể cẩn thận chèn một miếng chỉ nha khoa hoặc một miếng bông nhỏ dưới móng. Bạn có thể tiếp tục làm điều này cho đến khi bạn nhận thấy móng của bạn không đau nữa.

Phòng ngừa

Một khi cái đau của móng chân mọc quặp của bạn được giải tỏa, ngăn chặn sự trở lại của nó chắc chắn là dễ dàng hơn việc phải xử lý nó một lần nữa.

Cắt móng tay, chân của bạn thẳng chứ không phải trên một đường cong có thể giúp phòng ngừa; Hãy đảm bảo rằng bạn đã cắt móng tay, chân sát các cạnh, chứ không phải để lại một mảnh nhỏ thừa ở ngoài rìa - mà có thể dễ dàng quặp lại.

Đi những đôi giày thoải mái không quá chặt cũng có thể giúp ngăn móng chân mọc quặp.

Nếu cho dù bạn đã dùng những nỗ lực tốt nhất, móng chân mọc quặp trở lại, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về những dọc sẫm màu trên móng tay?

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm