7 hậu quả có thể xảy ra khi cắn móng tay
Cắn móng tay có thể là dấu hiệu của mất ổn định tâm trạng. Trong khi cắn móng tay là tật khá phổ biến, nó biểu hiện cho trạng sợ hãi hoặc mệt mỏi, những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi căng thẳng liên quan đến miệng như nhai bút chì, cắn môi hoặc hút thuốc.
Cắn móng tay dường như là cách giải tỏa căng thẳng đối với một số người – cắn móng tay còn dẫn đến nhiễm trùng và các vấn đề nghiêm trọng khác. Dưới đây là 7 lý do vì sao chúng ta không nên cắn móng tay.
Nhiễm trùng
Nếu bạn cắn móng đến một mức độ nào đó thì phần da nhạy cảm dưới móng sẽ bị phơi nhiễm với vi khuẩn hoặc mầm bệnh trong miệng, trong khi miệng chứa rất nhiều vi khuẩn.
Một trong những dạng nhiễm khuẩn phổ biến nhất là viêm quanh móng, gây sưng, đỏ, đau và mưng mủ. Dạng nhiễm khuẩn này có thể tồn tại hàng tuần, theo một nghiên cứu trên tạp chí Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ.
Quầng móng – vùng bán nguyệt mảnh ở viền móng – nếu bị tổn thương sẽ là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm móng.
Viêm
Thành phần trong nước bọt của bạn giúp phân hủy chất béo và các phân tử thực phẩm khác. Chức năng này trợ giúp tiêu hóa cho bạn nhưng đồng thời có thể phá hủy và làm viêm vùng da đầu ngón tay, nếu bạn thường xuyên cho ngón tay vào miệng. Cũng vì vậy mà việc liếm môi nhiều có thể khiến da môi của bạn nứt nẻ; nước bọt sẽ ăn mòn da phần nào.
Ốm
Trong khi ngón tay phơi nhiễm với vi khuẩn trong miệng sẽ rất có hại, những mầm bệnh trên tay nếu để lọt vào miệng thì còn nguy hiểm hơn. Tay của chúng ta tiếp xúc với đủ loại đồ vật, sẽ có những mảnh vụn hay mầm bệnh bám vào dưới móng tay. Nếu đưa những móng tay đầy vi khuẩn đó vào miệng, bạn sẽ có nguy cơ mang vào đủ thứ bệnh – từ cảm thông thường đến virus đường ruột nguy hiểm.
Móng quặp
Móng tay của bạn chứa một lớp tạo móng gọi là mầm móng, từ đó sản sinh ra móng. Nhiễm khuẩn liên quan đến cắn móng có thể phá hủy vùng mầm móng, dẫn đến móng quặp mãn tính.
Mụn cơm
Mầm bệnh gây ra mụn có thể nằm trên hoặc dưới móng. Nếu móng tiếp xúc với mặt hoặc miệng với mầm bệnh, bạn có thể bị mụn ở mặt và cổ.
Herpes ở tay
Các vấn đề về răng
Ổ răng có thể bị thoái hóa hoặc phá hủy do cắn móng trong thời gian dài, khiến răng bạn bị lung lay. Cắn móng còn có thể gây ra gãy răng mà bạn dùng để cắn và gây ra viêm lợi.
Xem thêm thông tin về bài viết Màu sắc và cấu trúc móng tay tiết lộ bệnh nguy hiểm
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?