Các vấn đề vệ sinh liên quan đến nước như:
Giữ tay sạch thông qua cải thiện vệ sinh bàn tay là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện nhằm tránh bị bệnh và lây lan mầm bệnh cho người khác. Hiện nay nhiều bệnh, dịch bị lây lan do không rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Tuy nhiên, nếu như không có xà phòng và nước sạch thì như một số nơi trên thế giới sử dụng xà phòng, nước sẵn có hoặc một số sản phẩm chứa ít nhất 60% cồn để rửa sạch tay. Thực hành vệ sinh tay đúng cách không chỉ bao gồm rửa tay mà còn giữ cho móng tay được cắt ngắn và sạch sẽ. Trong phần này sẽ hướng dẫn một số vấn đề như sau:
Rửa tay và vệ sinh tay đúng cách:
Bạn nên rửa tay khi nào:
- Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.
- Trước khi ăn.
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
- Trước và sau khi điều trị một vết cắt hoặc một vết thương.
- Sau khi đi vệ sinh.
- Sau khi tay tã hoặc vệ sinh cho em bé vừa đi vệ sinh.
- Sau khi hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi.
- Sau khi chạm vào một con vật, thức ăn chăn nuôi hoặc chất thải của động vật.
- Sau khi sử lý thức ăn vật nuôi hoặc điều trị cho vật nuôi.
- Sau khi chạm vào thùng rác.
Như thế nào là rửa tay đúng cách:
- Làm ướt tay bằng nước sạch, nước sinh hoạt ( ấm hoặc lạnh), sau đó xoa xà phòng.
- Xoa bàn tay của bạn bằng cách cọ xát chúng với nhau cùng với xà phòng. Thoa lưng bàn tay, giữa các ngón tay và trong móng tay.
- Cọ rửa tay trong ít nhất 20 giây.
- Rửa tay sạch xà phòng với nước sạch, nước sinh hoạt.
- Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc hong khô.
Nếu không có xà phòng và nước sinh hoạt: rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để giảm số lượng vi khuẩn trên tay trong hầu hết các tình huống. Nếu như không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch rửa tay có chứa ít nhất 60% cồn, điều này có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi khuẩn trên tay trong một số tình huống nhưng không loại bỏ được tất cả các loại vi trùng.
- Dung dịch rửa tay chứa cồn không có tác dụng khi tay bẩn hoặc dầu mỡ.
- Sử dụng nước rửa tay chứa cồn như thế nào:
Đổ dung dịch vào lòng bàn tay ( đọc hướng dẫn để biết số lượng chính xác)
Chà xát hai tay với nhau.
Xoa dung dịch trên tất cả bàn tay, ngón tay cho đến khi tay khô.
Tầm quan trọng của rửa tay trong gia đình: Đối với trẻ em rửa tay là một hoạt động giải trí thú vị. Nó đơn giản đủ cho trẻ nhỏ hiểu rằng rửa tay đóng vai trò tích cực trong sức khỏe của chúng và người lớn trong gia đình. Khi trẻ em học cách rửa tay đúng cách, chúng có thể làm hoặc thường xuyên làm để chỉ cho cha mẹ và anh chị em của chúng, để khuyến khích họ cũng rửa tay.
Cha mẹ có thể giữ cho gia đình khỏe mạnh bằng cách:
- Dạy cho con cái cách rửa tay.
- Nhắc nhở con cái phải rửa tay.
- Rửa tay của mình cùng với con cái.
Cải thiện sức khỏe
Giáo dục rửa tay trong cộng đồng:
- Làm giảm 31% số lượng người bị bệnh tiêu chảy.
- Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Giảm 21% bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây bệnh cho người khác. Giảm bệnh tăng năng suất do ít thời gian tại văn phòng bác sĩ, nhiều thời gian hơn cho công việc và học tập.
Giúp gia đình phát triển
Trẻ em được hướng dẫn rửa tay tại trường học sẽ mang những kiến thức được dạy về truyền lại cho cha mẹ và anh chị em. Điều đó giúp các thành viên trong gia đình ít bị bệnh hơn có nhiều thời gian cho công việc và học tập hơn.
Rửa tay tại nơi làm việc: Rửa tay là một cách dễ dàng, ít tốn kém và hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng và giữ cho nhân viên khỏe mạnh. Rửa tay cho mọi người cơ hội có một sức khỏe tốt. Hầu hết các nghiên cứu thói quen rửa tay tập trung vào các cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc sức khỏe.
Một vài cuộc điều tra đã cho thấy rằng thúc đẩy hành vi rửa tay tại công sở giúp cho nhân viên bớt đi việc nghỉ ốm tập trung nhiều vào công việc hơn. Khi nhân viên và con cái họ khỏe mạnh, nhân viên có nhiều thời gian cho công việc thay vì phải chăm sóc người bị bệnh. Sử dụng người lao động cần khuyến khích họ rửa tay và cũng nên khuyến khích họ làm điều tương tự với các thành viên trong gia đình.
Vệ sinh móng tay: Vệ sinh tay thích hợp bao gồm siêng năng làm sạch và cắt tỉa móng tay. Móng tay là nơi có thể chứa bụi bẩn, vi trùng những thành phần đóng góp vào việc lây lan 1 số bệnh như giun kim. Móng tay dài có thể chứa nhiều bụi bẩn và vi trùng hơn móng tay ngắn do vậy móng tay nên được cắt ngắn và thường xuyên làm sạch với xà phòng và nước.
Trước khi cắt và làm đẹp móng tay tất cả các dụngc ụ như kìm bấm móng, dũa nên được làm sạch. Đặc biệt tại các tiệm làm móng khi dụng cụ dùng chung cho người thì việc khử trùng dụng cụ là một điều cực kỳ quan trọng.
Nhiễm trùng móng tay và móng chân thường được biểu hiện với triệu chứng sưng và đau ở vùng da xung quanh hoặc móng dày lên. Trong một số trường hợp bệnh có thể trở nên nghiêm trọng cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng và nhiễm trùng móng tay:
- Giữ móng tay ngắn và thường xuyên cắt móng tay.
- Mỗi lần rửa tay bạn nên chà mặt dưới của móng tay với xà phòng và nước ( có thể dùng bàn chải móng tay).
- Trong các tiệm làm móng phải khử trùng dụng cụ làm đẹp trước khi sử dụng.
- Tránh cắn hoặc nhai móng tay.
- Tránh cắt lớp biểu bì vì chúng hoạt động như một rào cản chống sự nhiễm trùng.
- Không bao giờ được xé hoặc cắn vết xước mang rô, thay vào đó hãy dùng kìm cắt da sạch sẽ để cắt bỏ nó.
Thói quen vệ sinh
Khi nói đến vệ sinh chúng ta thường nghĩ đến rửa tay đúng cách, vệ sinh cơ thể và khuôn mặt sạch sẽ. Mặc dù những thực hành đó cần thiết để vệ sinh tổng thể sạch sẽ và làm gián đoạn sự lây lan của bệnh nhưng vệ sinh tốt còn bao gồm việc thực hiện những thói quen vệ sinh tốt như:
- Che miệng khi ho và hắt hơi để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn khi gây bệnh cảm lạnh hay bệnh cúm theo mùa.
- Vệ sinh xung quanh động vật
- Thực hiện vệ sinh khi bơi.
Vệ sinh ở các nước kém phát triển
Tại nhiều khu vực trên thế giới việc thực hiện vệ sinh cá nhân trở nên khó khăn do thiếu nguồn tài nguyên như nước sạch và xà phòng. Nhiều bệnh ( kể cả bệnh tiêu chảy) có thể lây lan khi tay, mặt và cơ thể không được rửa sạch một cách hợp lý tại những thời điểm quan trọng. Các bệnh phổ biến tại các nước kém phát triển liên quan đến thiếu vệ sinh như: Chấy rận, nấm da đầu, sâu răng, đau mắt hột, chí trên cơ thể người, nấm da, ghẻ, tiêu chảy, viêm gan A, thương hàn,...
Vệ sinh cơ thể
Nhiều bệnh và tình trạng bệnh được ngăn chặn và kiểm soát thông qua vệ sinh cá nhân; thường xuyên làm sạch các bộ phận cơ thể bằng xà phòng và nước sạch. Vệ sinh thân thể có thể ngăn ngừa các bệnh như chấy rận, viêm giác mạc do Acanthamoeba, các bệnh về da như ecpet, ghẻ.., viêm tai ngoài, mu chí....
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.