Chiều ngày 24/3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến làm việc tại BV Bệnh Nhiệt đới TW, để nghe công tác điều trị đặc biệt là các bệnh nhân nặng đang điều trị tại đây.
Bác sĩ tuyến đầu chống dịch mắc COVID-19: Điều chúng tôi lo ngại và không mong muốn đã xảy ra
Báo cáo tại buổi làm việc, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch –Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị 46 trường hợp bệnh nhân, trong đó có 34 người Việt và 12 người nước ngoài.
Tại Bệnh viện cũng đang theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm đối với đối tượng nghi nhiễm là 348 trường hợp; Bên cạnh đó, mỗi ngày Bệnh viện sàng lọc hàng trăm bệnh nhân, khám cho nhiều bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu sốt, ho, khó thở... Mỗi ngày Bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm hàng trăm trường hợp nghi ngờ.
Cũng theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, khác với những bệnh nhân mắc COVID-19 trong giai đoạn 1 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chủ yếu là người trẻ tuổi thì ở đợt này, bệnh nhân mắc COVID-19 đông hơn, nhiều lứa tuổi, có cả bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh nền là tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường...
Để đảm bảo an toàn điều trị, bệnh viện phân luồng, sàng lọc, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm riêng, hướng dẫn nhân viên sử dụng thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên điều không mong muốn đã xảy ra là một bác sĩ của Khoa Cấp cứu thường xuyên làm việc trong môi trường phòng áp lực âm, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nặng, nhiều ngày nên đã mắc COVID-19.
Giám đốc Phạm Ngọc Thạch cũng thông tin, nhiều tuần này, nhiều y bác sĩ nhân viên của Bệnh viện đều ở lại Bệnh viện 24/24h để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh và cũng là tự cách ly để đê tránh nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận điều trị 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, đó là:
Bệnh nhân nữ 64 tuổi, hiện vẫn đang thở máy và duy trì can thiệp ECMO, hiện chỉ số sinh tồn của bệnh nhân ổn. Bệnh nhân được điều chỉnh giảm thở máy hơn tuy nhiên vẫn đang trong tình trạng nặng.
Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân người Anh, 69 tuổi, đã trải qua 9 ngày điều trị trong phòng hồi sức, bệnh nhân đang được giảm dần chế độ thở máy, dấu hiệu sinh tồn ổn định, tiếp tục duy trì điều trị
Một trường hợp khác là nam bệnh nhân nặng người Việt 50 tuổi phải chuyển vào phòng hồi sức từ ngày 22/3, tiên lượng vẫn theo dõi sát vì diễn biến bệnh tuần thứ 2 thường nặng. Hiện trạng dấu hiệu sinh tồn, huyết áp của bệnh nhân ổn định.
Hiện tại các bệnh nhân này đều đã kết thúc liệu trình lọc máu.
Tập trung theo dõi các ca bệnh COVID-19 bước sang tuần thứ 2
Tại buổi làm việc, PGS. TS Lương Ngọc Khuê nêu rõ, do bệnh nhân nặng đều tập trung vào đây nên Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện rà soát lại toàn bộ công việc trong Bệnh viện, đối với nhân viên y tế thì cần rà soát lại xem ai ở bộ phận nào có thể điều chuyển, sắp xếp, cách ly phù hợp để đảm bảo công tác khám chữa bệnh. Đồng thời Bệnh viện cũng cần rà soát lại nguồn trang thiết bị, để kịp thời có báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp phù hợp.
“Trong trường hợp Bệnh viện cần chi viện, thì báo cáo Cục Quản lý Khám chữa bệnh để Cục xin ý kiến lãnh đạo Bộ Y tế bàn thảo, quyết định. Quan điểm của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng như của Tiểu ban Điều trị là sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế dành mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác chống dịch của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Về điều trị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu rõ: "Đối với bệnh nhân COVID-19, chúng ta tập trung trang thiết bị tốt nhất, nhân lực giỏi nhất để điều trị các trường hợp bệnh. Bên cạnh đó, để hỗ trợ bệnh viện vững vàng tay chèo trong công cuộc chống dịch, Bộ Y tế đã thành lập tổ chuyên gia đầu ngành và thường xuyên tiến hành hội chẩn trực tuyến, đến làm việc trực tiếp để cùng trao đổi, chia sẻ chuyên môn, thống nhất giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị Bệnh viện tập trung theo dõi các ca bệnh COVID-19 đang điều trị, đặc biệt là bệnh nhân bước sang tuần thứ 2, nhất là những trường hợp có biểu hiện viêm phổi, viêm phổi, suy hô hấp để kịp thời báo cáo và có hướng xử lý phù hợp. Hàng ngày Bệnh viện báo cáo thường xuyên tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân về Bộ Y tế.
"Ưu tiên số 1 trong các phòng điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 là thông thoáng khí, không sử dụng điều hoà và khử khuẩn thường xuyên. Riêng phòng áp lực âm chỉ sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân cần cách ly thực sự, còn bệnh nhân bình thường thì nên để phòng điều trị bình thường. Cần hạn chế tối đa sử dụng phòng áp lực âm"- Thứ trưởng quán triệt
Đối với công tác xét nghiệm, Bệnh viện cần báo cáo cụ thể số lượng test kit, khả năng đảm đương công tác xét nghiệm đến đâu, dự báo thời gian tới năng xét nghiệm như thế nào.
Thứ trưởng cũng lưu ý, hiện gần 100 bệnh nhân tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới- Bệnh viện Bạch Mai chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị, do đó Bệnh viện cần hết sức lưu ý điều trị tốt tương đương hoặc tốt hơn cho bệnh nhân.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Sau tai nạn nghề nghiệp của bác sĩ ở Khoa Cấp cứu, chúng ta cũng cần hoàn toàn thông cảm, chia sẻ với các y bác sĩ. Tuy nhiên, để khắc phục và tránh tình trạng này xảy ra tiếp, thì cần thực hiện đúng, tuân thủ đảm bảo về chống nhiễm khuẩn, công tác chăm sóc người bệnh.
Đồng ý với ý kiến của PGS.TS Lương Ngọc Khuê về vấn đề rà soát lại công tác, quy trình chống nhiễm khuẩn, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu: Bệnh viện cũng cần rà soát lại công tác nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra lại khu cách ly, kiểm tra lại việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ khi khám chữa bệnh... Nơi nào làm chưa đúng cần phê bình, rút kinh nghiệm nghiêm túc, để tránh những hậu quả không mong muốn.
"Chúng ta phải nghiêm khắc hơn nữa để thầy thuốc không bị lây nhiễm, để chúng ta có đủ sức lực, có đủ niềm tin để chiến đấu với dịch bệnh và chiến thắng dịch bệnh. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng cần quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ y bác và cũng cần điều chuyển để tránh một nhóm bác sĩ và nhân viên y tế bị quá tải"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ
Về cách ly, theo Thứ trưởng , bệnh viện cần bố trí khu lưu trú cho nhân viên của bệnh viện ở tại Bệnh viện hoặc tại một cơ sở lưu trú gần Bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện cần xây dựng kế hoạch về điều trị của riêng Bệnh viện, trong tình huống bệnh nhân tăng, để tránh bị động.
"Quan điểm điều trị là đối với những ca bệnh nặng sẽ điều trị tại tuyến trên trong đó có Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn những ca cách ly theo dõi nhẹ thì có thể chuyển về các bệnh viện khác"- Thứ trưởng nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế chuyển số tiền ủng hộ 5 tỷ đồng của một đơn vị cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cá nhân đồng chí Thứ trướng cũng đã dành tặng các món quà đến các bác sĩ của Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện nhằm chia sẻ và động viên các thầy thuốc đang ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Thứ trưởng cũng đã đến thăm và động viên các nhân viên y tế mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/03/2020Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.