Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cập nhật Dịch COVID-19: 7 ca đã xét nghiệm âm tính 1 đến 3 lần

Theo Bộ Y tế tính đến 9h ngày 24/3, Việt Nam ghi nhận có 123 người mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm bệnh COVID-19 nhập cảnh được quản lý ngay là 45 người, số người nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng là 76 người.

Tính đến 9h ngày 24/3/2020:

Trong số 106 ca bệnh đang điều trị có:

01 ca đã 3 lần âm tính (BN17);

02 ca xét nghiệm 2 lần âm tính;

04 ca xét nghiệm 1 lần âm tính.

Số ca nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay Số ca nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng Số lượng F1 đang  được cách ly tập trung Số lượng F2 được cách ly tại nhà  và theo dõi y tế
45 76 19.273 25.964

1. Tổng số ca mắc mới/ tổng số ca mắc tích lũy tính từ 9h ngày 23/3 đến 9h ngày 24/3: 10/123

2Tổng số ca bình phục trong ngày: 0

3Số ca tử vong: 0

4Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất:

-   Hà Nội: 39

-  TP Hồ Chí Minh: 28

-   Vĩnh Phúc: 11

-   Bình Thuận: 9

-  Quảng Ninh: 5

5. Số ca xét nghiệm âm tính:

-  Số ca bình phục: 17

-  Số ca có 1 lần xét nghiệm âm tính: 18

6Số ca nặng: 3

7. Số người cách ly:

-  Tại bệnh viện: 628

-  Tại khu cách ly tập trung: 18.645

-  Tại nhà: 25.964

8. Số người nhập cảnh trong ngày 24/3:

- Hàng không: 2.396

Tính đến thời điểm 09h ngày 24/3/2020, số ca nhiễm bệnh COVID-19 nhập cảnh được quản lý ngay là 45 người, số người nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng là 76 người. Số lượng F1 đang được cách ly tập trung là  19.273 người. Số lượng F2 được cách ly tại nhà  và theo dõi y tế là 25.964 người.

Trong vòng 24 giờ qua, số ca mắc mới là 10 trường hợp, nâng tổng số người được xác định dương tính với SARS-CoV-2 lên 123 người.

Trong đó 5 địa phương có đông bệnh nhân nhất là Hà Nội (39 người); TP Hồ Chí Minh (28 người); Vĩnh Phúc (11 người); Bình Thuận (9 người); Quảng Ninh (5 người).

Tính đến thời điểm này, số các trường hợp bình phục là 17 người. Hiện có 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực. 7 bệnh nhân tiến triển nặng hơn trước. Các bệnh nhân khác sức khoẻ ổn định.

Số người cách ly tại bệnh viện là 628 người, tại khu cách ly tập trung là 18.645 người và tại nhà là 25.964 người.

Trong 24h qua, số người nhập cảnh qua đường hàng không vào Việt Nam là 2.396 người.

Như vậy trong thời gian tới, dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, cần tăng cường khả năng phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm ngay từ khi nhập cảnh, trong khu cách ly và trong cộng đồng. Cần quan tâm tới  nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật để có sự hỗ trợ y tế cần thiết tại chỗ. Sẵn sàng  cho tình huống nhiều người phải cách ly (tập trung, tại gia đình), nhiều người mắc bệnh để thực hiện cách ly, điều trị hiệu quả, giảm tối thiểu tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh, đồng thời vẫn phải bảo đảm điều trị đối với các bệnh nhân khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/03/2020

HY - Theo Sức khỏe Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm