Dạ dày: Lối vào chung
Trong đợt bùng phát SARS và MERS, gần ¼ số ca bệnh có triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định các triệu chứng về tiêu hóa có đóng vai trò quan trọng trong sự bùng phát dịch bệnh hay không, do các triệu chứng đau bụng và tiêu chảy vẫn còn khá hiếm. Nhưng tại sao virus gây bệnh hô hấp lại có liên quan đến tiêu hóa?
Khi virus tấn công cơ thể, chúng tìm khắp cơ thể để tìm được các tế bào có “đường vào” thích hợp – chính là các protein trên mặt tế bào, gọi là thụ thể. Khi virus tìm được thụ thể tương thích, chúng có thể bắt đầu xâm nhập vào tế bào.
Có những virus rất đặc thù và chỉ tìm những thụ thể tương thích, nhưng cũng có những loại virus thì có thể xâm nhập vào bất cứ loại tế bào nào. Cả virus SARS và MERS đều có thể xâm nhập vào các tế bào thành ruột, từ đó gây ra các tổn thương và dẫn đến tiêu chảy.
Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa được khẳng định với SARS-CoV-2. Các nhà khoa học tin rằng SARS-CoV-2 cũng nhắm đến các thụ thể tương nhự như SARS-CoV-1 (virus gây bệnh SARS) và những con đường thâm nhập này có thể được tìm thấy ở phổi và ruột non.
Có hai nghiên cứu – một đăng trên tạp chí Y học New England và một trên medRxiv – đã phát hiện SARS-CoV-2 trong mẫu phân. Điều này gợi ý rằng virus có khả năng lây lan qua phân. Tuy nhiên, phát hiện này còn rất xa để có thể đưa ra kết luận.
“Bão” trong máu
Virus corona cũng có thể gây ra các vấn đề ở các hệ cơ quan khác của cơ thể do hoạt động tăng mạnh của hệ miễn dịch.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 92% bệnh nhân mắc MERS có ít nhất 1 điểm ngoài phổi có ghi nhận sự hoạt động của virus corona. Trên thực tế, ở cả SARS, MERS và COVID-19 đều đã nhận thấy các yếu tố lâm sàng về sự hoạt động của virus, bao gồm: tăng men gan, lượng bạch cầu và tiểu cầu thấp, huyết áp thấp. Thậm chí trong nhiều ca nghiêm trọng còn ghi nhận tổn thương thận cấp và trụy tim. Nhưng đây vẫn chưa nhất thiết là các dấu hiệu về việc virus lan ra khắp cơ thể mà có thể là một “cơn bão” cytokine.
Cytokine là các protein được hệ miễn dịch sử dụng để truyền và nhận tín hiệu – chúng thu hút các tế bào miễn dịch đến vùng bị tổn thương. Sau đó các tế bào miễn dịch sẽ xử lí các vùng mô bị nhiễm bệnh.
Con người dựa vào hệ miễn dịch để chống lại các mối nguy hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình nhiễm virus corona, các cytokine được giải phóng vào phổi mà không được kiểu soát chặt chẽ, giống như việc thay vì sử dụng súng lục để nhắm bắn thì lại sử dụng hỏa tiễn. Đó là khi các vấn đề bắt đầu xảy ra: Cơ thể đang không chỉ nhắm đến các tế bào bị nhiễm bệnh mà còn nhắm đến cả các tế bào khỏe mạnh.
Điều này cũng xảy ra ở bên ngoài phổi. Các “cơn bão” cytokine gây viêm và suy yếu các mạch máu trong phổi, gây tràn dịch vào các túi khí. Sau đó cơn bão này đổ bộ vào hệ tuần hoàn, gây ra vấn đề hệ thống ở các cơ quan khác nhau.
Đó chính là giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển xấu đi. Trong những trường hợp mắc COVID-19 nặng, phản ứng cytokine – đi kèm với khả năng cung cấp oxy cho cơ thể bị suy giảm – có thể dẫn đến suy đa tạng. Các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân nhiều người bị biến chứng ngoài phổi, nhưng họ suy đoán rằng có thể là do kết hợp với bệnh lý nền như bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
Gan: Tổn thương ngoài dự kiến
Khi virus corona lan ra từ hệ hô hấp, mục tiêu chịu ảnh hưởng tiếp theo thường là gan. Các bác sĩ đã quan sát thấy các dấu hiệu tổn thương gan ở các bệnh nhân nhiễm SARS, MERS, và COVID-19. Tuy các tổn thương này thường ở thể nhẹ, nhưng đã có trường hợp dẫn đến suy gan ở các ca nặng. Điều gì đang diễn ra vậy?
Khi virus xâm nhập vào máu, chúng có thể di chuyển đến bất kì bộ phận nào của cơ thể. Gan là một cơ quan có nhiều hệ thống đường ống máu mạch máu nên virus có thể xâm nhập rất dễ dàng. Bên cạnh đó, gan cũng là hệ cơ quan luôn làm việc cật lực với nhiều chức năng quan trọng của cơ thể: lọc máu, loại bỏ các độc tố và giữ lại các dưỡng chất cơ thể có thể dùng; tiết mật, hỗ trợ quá trình phân giải chất béo ở ruột non; không chỉ vậy, gan cũng có chứa enzyme giúp đẩy nhanh các phản ứng hóa học trong cơ thể.
Trong một cơ thể bình thường, các tế bào gan liên tục chết đi và giải phóng các enzyme vào máu. Các tế bào này sau đó nhanh chóng được thay mới và tiếp tục công việc. Nhờ vào đặc tính đó mà gan có thể chịu đựng được nhiều trấn thương.
Vì vậy, khi men gan tăng đột biến – một dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân mắc SARS và MERS – thì đó là một dấu hiệu cảnh báo tế bào gan đang bị phá hủy. Nếu các tổn thương gan ở thể nhẹ thì gan sẽ phục hồi nhanh chóng hoặc cũng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu – thậm chí dẫn đến suy gan.
(Còn tiếp...)
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: SARS-CoV-2 tác động đến cơ thể như thế nào? (Phần 1)
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.