Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên dinh dưỡng của WHO cho người trưởng thành trong thời kỳ dịch COVID-19

Dinh dưỡng hợp lý và bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Những người ăn một chế độ ăn uống cân bằng có xu hướng khỏe mạnh hơn khi bản thân phát triển hệ thống miễn dịch mạnh hơn và giảm các nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều loại thực phẩm tươi và chưa qua chế biến để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein và các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, uống đủ nước, tránh đường, chất béo và muối là những lưu ý để giảm đáng kể nguy cơ thừa cân, béo phì, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư.

1. Ăn thực phẩm tươi sống và chưa qua chế biến mỗi ngày

- Ăn trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt (ví dụ ngô chưa qua chế biến, hạt kê, lúa mạch, gạo lứt hoặc các loại củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, khoai môn hay sắn) và thực phẩm từ nguồn gốc động vật (ví dụ thịt, cá, trứng, sữa).

- Hàng ngày nên ăn: 4 khẩu phần trái cây, 5 khẩu phần rau, 180 gam ngũ cốc, 160 gam thịt và đậu (có thể ăn thịt đỏ 1-2 lần mỗi tuần, thịt gia cầm 2-3 lần mỗi tuần).

- Đối với các bữa ăn nhẹ, hãy lựa chọn rau sống và trái cây tươi hơn là thực phẩm có nhiều đường, chất béo hay nhiều muối.

- Không nấu quá chín rau và trái cây vì có thể làm mất các vitamin quan trọng

- Khi sử dụng rau và trái cây đóng hộp hoặc sấy khô, hãy chọn những loại không bổ sung thêm muối hoặc đường.

2. Uống đủ nước mỗi ngày

- Nước rất cần thiết cho sự sống. Nước vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất trong máu, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải, bôi trơn và đệm cho các khớp.

- Uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày.

- Nước là sự lựa chọn tốt nhất, song bạn cũng có thể tiêu thụ các đồ uống khác, trái cây và rau củ quả có chứa nước (ví dụ như nước chanh – chanh pha nước không thêm đường), trà và cà phê. Tuy nhiên, cần lưu ý không tiêu thụ quá nhiều caffein, tránh nước trái cây ngọt, siro, nước trái cây cô đặc, đồ uống có ga và các đồ uống chứa đường vì chung quy lại tất cả chúng đều chứa nhiều đường.

3. Ăn một lượng vừa phải chất béo và dầu ăn

- Ưu tiên tiêu thụ chất béo không bão hòa (ví dụ như chất béo trong cá, bơ, các loại hạt, dầu ô liu, dầu từ đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương hay ngô) hơn là chất béo bão hòa (ví dụ có trong thịt mỡ, bơ động vật, dầu dừa, kem, phomai hay mỡ lợn).

- Chọn thịt trắng (ví dụ thịt gia cầm) và cá vì chúng thường ít chất béo hơn so với thịt đỏ

- Tránh các loại thịt được chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều chất béo và muối

- Tránh các chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp. Các chất béo chuyển hóa công nghiệp được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh pizza, các loại bánh nướng, bánh quy bơ, bơ thực vật hay bơ phết.

4. Ăn giảm muối và đường

- Khi nấu và chế biến thức ăn, hãy hạn chế lượng muối và các gia vị có hàm lượng natri cao (ví dụ nước tương hay nước mắm).

- Hạn chế lượng muối ăn hàng ngày dưới 5 gam (khoảng 1 thìa cà phê) và sử dụng muối có bổ sung i-od.

- Tránh thức ăn có nhiều muối và đường

- Hạn chế uống nước ngọt hoặc soda, hay các loại đồ uống khác có nhiều đường (ví dụ như nước trái cây, nước ép trái cây cô đặc và siro, sữa có hương vị và đồ uống sữa chua)

- Chọn trái cây tươi thay vì đồ ăn nhẹ, đồ ăn ngọt như bánh quy, bánh ngọt, socola.

5. Tránh ăn bên ngoài

Nên ăn tại nhà để giảm tỉ lệ tiếp xúc với những người xung quanh và giảm nguy cơ phơi nhiễm với COVID-19. WHO khuyên bạn nên duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và bất kỳ ai đang ho hay hắt hơi. Điều này này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được trong môi trường xã hội đông đúc như nhà hàng hay quán cà phê. Các giọt bắn từ những người nhiễm bệnh có thể rơi xuống bề mặt và bàn tay của mọi người (như khách hàng hay nhân viên), và với lượng người qua lại đông đúc, bạn không thể biết liệu tay của ai đó có được rửa thường xuyên hay không và các bề mặt có được làm sạch hay khử trùng đủ nhanh hay không.

6. Tư vấn và hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội

Dinh dưỡng hợp lý và bổ sung đầy đủ nước giúp cải thiện sức khỏe và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, tuy nhiên chúng không phải ma thuật. Những người mắc phải các bệnh mạn tính được nghi ngờ hay xác định mắc COVID-19 cần được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần và chế độ ăn uống đảm bảo để có một sức khỏe ổn định. Bạn nên tìm sự tư vấn và hỗ trợ tâm lý xã hội từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phù hợp cũng như những chuyên gia tư vấn tâm lý.

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm