Dinh dưỡng tác động đến hệ miễn dịch cơ thể như thế nào?
Để hiểu được dinh dưỡng và chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về cơ chế sinh học giúp “bật” và “tắt” gen của chúng ta.
Trong khi tất cả chúng ta đều giống nhau đến 99,9% về mặt di truyền, sự kết hợp các gen khác nhau được “bật” và “tắt” làm cho chúng ta trở nên khác biệt và duy nhất. Đây là lý do tại sao một số người trong chúng ta có tóc đỏ và những người khác lại có tóc màu đen, hoặc tại sao một số người có làn da tối hơn hoặc sáng hơn.
Chúng ta ăn gì, sống ở đâu, ngủ bao nhiêu, tập thể dục và thậm chí là sống với ai, tất cả đều gây ra các phản ứng hóa học có thể làm thay đổi tình trạng sức khỏe. Thêm vào đó là hệ vi sinh vật trong cơ thể người (microbiome), là các vi sinh vật giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh, chia nhỏ thức ăn để chuyển hóa thành dinh dưỡng, năng lượng, tổng hợp các vitamin quan trọng và tăng cường sức khỏe miễn dịch.
Phần lớn nhất của sức khỏe hệ thống miễn dịch (khoảng 70%) nằm tập trung ở hệ thống tiêu hóa, kiểm soát lượng thức ăn và cách cơ thể sử dụng nguồn dinh dưỡng như thế nào. Do đó, điều quan trọng là chúng ta nên có một chế độ ăn uống cân bằng các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng phù hợp, đồng thời duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này không đơn thuần là chỉ thay đổi lượng tiêu thụ đối với một hoặc hai chất dinh dưỡng mà liên quan đến việc cân bằng toàn bộ chế độ ăn uống để đảm bảo rằng có lượng dinh dưỡng tối ưu ở cấp độ tế bào.
Protein
Còn được gọi là các khối xây dựng cơ bản của cơ thể, protein cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Để đảm bảo rằng chúng ta có đủ lượng protein trong chế độ ăn uống, chúng ta có thể ăn thực phẩm giàu protein lành mạnh hơn như cá, thịt gia cầm, thịt nạc, thực phẩm làm từ đậu nành và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Vitamin và dưỡng chất thực vật
Vitamin A và C, cũng như dưỡng chất thực vật phytonutrients - là những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch. Vitamin C là một trong những hoạt chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nhiều nhất, kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại bệnh tật. Vì cơ thể không thể tự tổng hợp hoặc dự trữ nên chúng ta cần bổ sung đủ lượng vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vitamin A hỗ trợ sức khỏe cho làn da, các mô trong hệ tiêu hóa và hệ hô hấp được khỏe mạnh.
Phytonutrients – dưỡng chất thực vật, được tìm thấy trong rau và trái cây, có thể giúp làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể chúng ta, đó là yếu tố tác động làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật. Một số chất phytonutrients đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc ung thư và các bệnh lý tim mạch, chống viêm, hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch.
Probiotics và prebiotics
Hệ thống tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ chức năng miễn dịch. Đường ruột là con đường tiếp xúc chính với môi trường bên ngoài và cũng là nơi chứa hệ vi sinh đường ruột (quần thể vi khuẩn) có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
Lợi khuẩn đường ruột sẽ hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp làn da khỏe mạnh đầy sức sống và quan trọng hơn hết là hỗ trợ tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, mặc dù những kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực này chưa được kết luận hoặc áp dụng phổ biến.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh, còn được gọi là lợi khuẩn, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và prebiotic- là loại chất xơ mà không thể tiêu hóa, nhưng là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột.
Nguồn thực phẩm cung cấp omega-3
Axit béo omega-3
Các axit béo omega-3, chẳng hạn như DHA và EPA, là các loại chất béo tốt và thiết yếu, có thể tìm thấy trong thực phẩm như hạt chia và các chất bổ sung như dầu cá. Axit béo omega-3 có thể tăng cường chức năng của các tế bào trong hệ miễn dịch, vì vậy có vai trò quan trọng trong cả 2 cơ chế, gồm cơ chế miễn dịch bẩm sinh giúp ngăn ngừa các bệnh xâm nhập vào cơ thể và cơ chế miễn dịch thích ứng chống lại nhiễm trùng.
Dinh dưỡng không thể thay thế tính hiệu quả của bất kỳ một loại thuốc nào và không ngăn nhiễm bệnh do COVID-19 hoặc các bệnh khác tấn công cơ thể bạn. Tuy nhiên, việc duy trì một hệ miễn dịch mạnh mẽ là điều mà tất cả những người khỏe mạnh có thể làm.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với hệ thống miễn dịch
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.