Trong sự bùng nổ của mạng xã hội, đơn giản nhất là tìm kiếm trên google, bạn sẽ nhận được vô số kết quả khi gõ từ khóa “dinh dưỡng kiểu Nhật”, công cụ tìm kiếm sẽ cho bạn 33.4 triệu kết quả khác nhau trong 0.37 giây; hay từ khóa “dinh dưỡng kiểu Mỹ” sẽ cho hơn 23.1 triệu kết quả trong 0.45 giây.
Các thông tin đến từ google có thể từ những trang kiến thức y học, dinh dưỡng tin cậy, nhưng cũng có thể là nguồn tin sao chép, không chính xác, chưa được kiểm chứng; hoặc chứa nội dung quảng cáo để hướng đến một sản phẩm nào đó, cho nên các bậc cha mẹ cần xem xét kỹ trước khi áp dụng.
“Dinh dưỡng kiểu Nhật” hay “dinh dưỡng kiểu Mỹ”
Chia sẻ trên một trang Fanpage về nuôi con của các bà mẹ trẻ chị N.T.K chia sẻ: “Do mình và ông xã điều không được cao, mình muốn con mình cải thiện được chiều cao khi trưởng thành nên mình có tham khảo nhiều chế độ dinh dưỡng khác nhau và mình quyết định chọn dinh dưỡng kiểu Mỹ cho con mình”. Qua lời chia sẻ của chị K, thực đơn của con chị được thực hiện một cách chỉn chu và đầy dinh dưỡng, với một bữa ăn đa dạng từ thịt, cá, trứng, ngũ cốc, rau củ quả khác nhau và không thể thiếu các thành phần như bơ, sữa, phô mai…
Qua chia sẻ của chị, hiện tại bé Kenny, con trai chị đã có sự phát triển tốt, thể trạng tương đương với bạn bè cùng trang lứa dù anh, chị có chiều cao khá hạn chế. Ý kiến về chế độ ăn kiểu Mỹ đang được chị áp dụng cho con mình nhận được nhiều sự tán đồng.
Khác với chị K, chị Lương Hoàng Trang ở TP.HCM cho biết, chị không áp dụng chế độ dinh dưỡng kiểu Mỹ cho con Việt Nam cũng là một quốc gia Châu Á, người Việt Nam ăn cơm mà lớn chứ không phải ăn khoai tây hay bánh mì. Do đó, chị lựa chọn cho con ăn theo kiểu Nhật - một quốc gia Châu Á có nhiều điểm tương đồng với chế độ dinh dưỡng cũng như tập quán văn hóa. Chị Trang chia sẻ, “mình học theo các mẹ đi trước là nấu cháo cho con với nước dùng Dashi, sử dụng các loại thực phẩm tươi sống, tăng cường cho con ăn nhiều cá, nhiều rau xanh, cho con sử dụng thêm rong biển, vụn cá bào… là những thực phẩm được dùng phổ biến tại Nhật Bản”. Theo chị, dinh dưỡng kiểu Nhật cũng không khác quá nhiều với cách nuôi con của các ông bà ngày xưa, nhưng chú trọng nhiều hơn vào cách rèn luyện trẻ tự ăn cũng như chọn những thực phẩm tốt hơn cho trẻ.
Khi đặt vấn đề về chế độ dinh dưỡng kiểu nào là phù hợp nhất, TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy, TP.HCM chia sẻ: “Mỗi một chế độ dinh dưỡng hay cách nuôi con khác nhau dù kiểu Nhật, kiểu Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng tốt, cân đối cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng như thế nào phải phù hợp với tầm vóc, thể trạng cũng như đặc điểm cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia. Tại Mỹ, người Mỹ có thể trạng tốt, khung xương cao to, nguy cơ béo phì cao hơn nguy cơ suy dinh dưỡng do đó chế độ ăn của trẻ em người Mỹ không có khuyến nghị bổ sung thêm chất béo như trẻ em Việt Nam. Hay tại Nhật, một quốc gia có điều kiện kinh tế tốt, người dân có sự lựa chọn những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tươi ngon tại địa phương để sử dụng cho trẻ em mà những thực phẩm này khi về Việt Nam thì lại đắt đỏ. Nếu con bạn có sự phát triển bình thường về thể trạng, gia đình có gen tốt thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bất cứ phương pháp dinh dưỡng nào cho con. Nếu vợ chồng bạn có chiều cao trung bình thấp thì việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng đúng, phù hợp cũng có thể giúp cải thiện một phần tầm vóc của trẻ trong tương lai”.
Một xu hướng khác đươc khá nhiều mẹ thực hiện đó là sử dụng những loại thực phẩm được nhập khẩu từ những quốc gia tiên tiến khác nhau như cá hồi Na Uy, táo New Zealand, nho Mỹ, bò Úc… trong chế độ ăn của con mình, bởi theo quan điểm “những thực phẩm đó nổi tiếng, nhập khẩu nên chất lượng tốt, dinh dưỡng cao”, “được kiểm soát chặt chẽ nên không có chất bảo quản hay thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh…”… cũng được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội.
Chị N.H.T.N ở Cần Thơ cho biết: “Tôi cũng từng có một giai đoạn áp dụng chế độ ăn đó cho con, cho bé ăn các loại thực phẩm nhập khẩu với mong muốn mang lại nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con, chọn sữa ngoại đắt tiền, thịt cá, rau quả chọn hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa rồi vì vấn đề dịch bệnh mà kinh tế cũng có sự thay đổi, mình cũng phải thay đổi một phần chế độ ăn của con. Hạn chế các thực phẩm nhập khẩu và thay bằng các thực phẩm bổ dưỡng khác có sẵn theo mùa đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ. Con tôi ăn theo chế độ mới cũng hơn hai tháng rồi, bé vẫn phát triển bình thường và ổn định không có dấu hiệu bị “sốc dinh dưỡng” nên mình nghĩ việc thay đổi từ thực phẩm nhập khẩu đắt đỏ sang những thực phẩm nội tươi ngon có chất lượng cao cũng tốt cho trẻ mà cũng tiết kiệm được một khoảng lớn cho kinh tế gia đình”.
BS.CKII Hoàng Thị Tín, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết: “Việc sử dụng các loại thực phẩm ngoại nhập hay trong nước đều phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của trẻ, miễn sao đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cung cấp cho trẻ cung cấp đầy đủ các thành phần thiết yếu, các vitamin, khoáng chất phù hợp cho trẻ trong từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Nếu có điều kiện kinh tế, các bậc phụ huynh có thể thoải mái lựa chọn các loại thực phẩm đắt tiền cho con mình. Với các gia đình có điều kiện kinh tế chưa được tốt thì không nên cứ chạy theo trào lưu nhất định phải dùng “thực phẩm ngoại”. Vì chúng ta cần nhớ, đầu tư dinh dưỡng cho con là đầu tư trong thời gian dài chứ không phải một ngày một bữa, do đó việc chạy theo các thực phẩm ngoại ảnh hưởng đến tài chính trong một giai đoạn dài là không phù hợp. Các loại rau củ quả, thịt cá tươi sống trong nước cũng có thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ không thua kém gì các sản phẩm ngoại nhập. Một số loại thực phẩm nhập khẩu để đảm bảo độ tươi ngon đôi khi được đông lạnh, thêm chất bảo quản, thì nhiều khi lại không tốt cho trẻ”.
Dinh dưỡng là nền tảng quan trọng quyết định đến thể trạng, trí tuệ, sức khỏe của trẻ trong tương lại, Việc lựa chọn phương pháp dinh dưỡng nào là sự chọn lựa của mỗi bậc làm cha làm mẹ. Thiết nghĩ, các bậc phụ huynh nên có sự tham vấn từ chuyên gia để có sự lựa chọn phù hợp nhất; thay vì làm theo những lời khuyên chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Trẻ em cần những chất dinh dưỡng nào?
Các loại giò chả là món đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người Việt khắp 3 miền. Giò chả được làm từ nhiều loại nguyên liệu nhưng thường không để lâu được. Tham khảo một số cách bảo quản giò chả tươi ngon và an toàn cho sức khỏe trong những ngày Tết.
Mặc dù thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn quá nhiều lại không tốt. Một nghiên cứu mới cho thấy, ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ chế biến có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí cao hơn và nhận thức kém hơn.
Kỳ nghỉ lễ đặc biệt là Tết nguyên đán sắp tới có thể khiến bạn háo hức chờ đợi. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn cuối cùng cũng được nghỉ ngơi, chỉ để nhận ra mình đang bị ốm?
Lo âu không được điều trị có thể trở nên tồi tệ hơn và làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một số loại thực phẩm có tác dụng giảm lo âu tự nhiên có thể thay thế hoặc bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống và thuốc.
Những ngày lễ là thời điểm tuyệt vời và đặc biệt trong năm. Nhưng đồng thời, chúng ta có xu hướng căng thẳng hơn vào dịp lễ. Mọi người có xu hướng lựa chọn thực phẩm kém hơn và dành ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất trong những thời điểm này.
Không chỉ giúp tăng cường sự tỉnh táo và trao đổi chất, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra trà xanh - một thức uống phổ biến và rất rẻ tiền - còn có tác dụng làm giảm tổn thương chất trắng ở não của người cao tuổi, chống lại chứng mất trí nhớ.
Trẻ nên “xả hơi” như thế nào cho đúng cách và giúp trẻ tận hưởng tối đa kỳ nghỉ Tết sau kỳ thi cử căng thẳng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?