Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dinh dưỡng thể thao qua lăng kính chuyên gia

Thực tế cho thấy dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích của vận động viên. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho các huấn luyện viên và vận động viên về vai trò, tầm quan trọng của dinh dưỡng là vô cùng cần thiết nhằm giúp họ có được sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe, thể lực để hướng tới các đấu trường thể thao lớn.

Liên quan tới vấn đề này, TS. Ryan DANA - chuyên gia về hoạt động thể chất, dinh dưỡng, sức khỏe và hiệu suất tối ưu đã chia sẻ về các  bí quyết về dinh dưỡng đối với người tập luyện thể thao nói chung và vận động viên nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức cùng kinh nghiệm và kết quả thu được từ thực tế, TS. Ryan đã đưa ra những lời khuyên cho các vận động viên (VĐV) để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc cũng như xây dựng nên những biểu đồ dinh dưỡng riêng đối với từng môn thể thao, từng VĐV sao cho hiệu quả nhất.

Theo TS. Ryan, có 4 bí quyết chính trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho VĐV, đó là: 1. Xây dựng thói quen ăn bữa sáng lành mạnh đủ chất dù là khi tập luyện, thi đấu hay nghỉ ngơi. 2. Cung cấp đủ lượng chất đạm (protein) cần phải có trong 1 ngày. 3. Không bao giờ để cơ thể thiếu nước. 4. Dung nạp đủ lượng vitamin D mà cơ thể đòi hỏi. TS. Ryan cho rằng, bí quyết đầu tiên có ý nghĩa quyết định bao trùm bởi việc hình thành thói quen ăn bữa sáng lành mạnh cho các VĐV là vô cùng quan trọng. Một ly nước uống dinh dưỡng hoặc một phần ăn gồm đầy đủ chất đạm, ngũ cốc và rau củ sẽ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho các VĐV trong quá trình tập luyện. TS. Ryan cũng nhấn mạnh rằng, số lượng rau củ cần chiếm hơn nửa phần ăn là điều thực sự lý tưởng.

VĐV cần chủ động, nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề dinh dưỡng nhằm tạo cho mình một nền tảng tốt.

Đối với việc phải cung cấp đủ lượng protein (chất đạm) cần có trong 1 ngày, TS. Ryan cho biết, các VĐV cần được đảm bảo nạp protein liên tục trong suốt cả ngày để có đủ lượng axit amin. Việc cung cấp protein thông qua những bữa ăn nhỏ trong ngày (3 hoặc 6 bữa tùy theo thể chất của VĐV) là vô cùng quan trọng. Việc tập luyện kết hợp với bổ sung chất đạm sẽ giúp các VĐV kích thích tối đa tổng hợp protein cơ bắp. Nhiệm vụ của các huấn luyện viên và chuyên gia dinh dưỡng là phải giúp VĐV hiểu rằng nạp protein sẽ giúp họ nâng cao hiệu suất thi đấu. TS. Ryan cũng đưa ra ví dụ về một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, việc cung cấp protein trải đều trong ngày sẽ có tác dụng tăng 25% hiệu suất tập luyện của VĐV. Đó cũng có thể coi là công cụ nâng cao thành tích. Bổ sung nước là bí quyết không kém phần quan trọng đối với hiệu suất chung của mỗi VĐV. Mất nước 1% hoặc 2% cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của VĐV, thậm chí dẫn tới tác động tiêu cực, khiến VĐV không thể di chuyển linh hoạt. Mất nước còn tác động xấu đến đến hệ thống miễn dịch, chính vì vậy cần tạo thói quen cung cấp nước cho cơ thể trong suốt cả ngày và và tư duy rằng nước là một phần quan trọng trong cuộc sống giúp tối đa hóa hiệu quả và thành tích đối với với VĐV. Cuối cùng, điều mà TS. Ryan muốn chia sẻ đó là vai trò thực sự quan trọng của vitamin D. Thiếu hụt vitamin D không chỉ dẫn tới hiệu suất thi đấu sụt giảm mà còn tác động xấu tới hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, cần khuyến khích các vận động viên tập luyện ngoài trời từ khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Đây là thời điểm cơ thể sản xuất tối đa lượng vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời.

Việc tạo thói quen và tư duy cho các VĐV là điều quan trọng nhất. Nếu đã hình thành thói quen và tư duy về tầm quan trọng của dinh dưỡng, các VĐV sẽ tự xây dựng ý thức để bảo vệ bản thân, chủ động tập luyện, thậm chí có thể hiểu được những đòi hỏi từ cơ thể mình, qua đó trao đổi với huấn luyện viên, chuyên gia dinh dưỡng xây dựng sơ đồ dinh dưỡng với hiệu quả tối ưu. Cũng theo TS. Ryan, các VĐV cần chủ động, nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề dinh dưỡng nhằm tạo cho mình một nền tảng tốt, từ đó dẫn tới tập luyện tốt và chắc chắn thành tích sẽ tỷ lệ thuận với những nỗ lực, công sức bỏ ra. Để làm được điều này, các huấn luyện viên, chuyên gia dinh dưỡng cần quan tâm, theo dõi sát sao hành trình của VĐV. Từ góc độ đào tạo kỹ thuật, tìm hiểu các VĐV di chuyển trong cơ sở huấn luyện thế nào, một ngày VĐV làm gì để có thể cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng ở những địa điểm phù hợp mà không làm ảnh hưởng tới lộ trình của VĐV. Qua đó VĐV có thể dùng các sản phẩm theo nhu cầu, giúp ích cho cơ thể. Đặt máy tại địa điểm tập luyện để biết được năng lượng tiêu hao của các VĐV sau mỗi buổi tập, từ đó xây dựng sơ đồ dinh dưỡng phù hợp cho từng cá nhân.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 loại đồ uống không bao giờ được uống trước khi tập thể thao

A.T - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm