Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những chất dinh dưỡng không nên uống dưới dạng viên

Bạn có biết rằng, không phải lúc nào cũng nên sử dụng thực phẩm chức năng dưới dạng viên?

Ngày nay, các loại thực phẩm chức năng tồn tại dưới rất nhiều dạng: viên nang, viên nén, bột, kẹo dẻo, và dạng lỏng. Vậy đâu là dạng tốt nhất để bổ sung? Tốt nhất, trước khi quyết định bổ sung các chất dinh dưỡng dưới dạng thực phẩm chức năng, bạn nên bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày. Có một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cung cấp cho bạn rất nhiều các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nếu bác sỹ khuyên bạn nên sử dụng vitamin hoặc thực phẩm chức năng, bạn nên lựa chọn loại thực phẩm chức năng phù hợp nhất. Dưới đây là những điều bạn cần biết.

Dạng viên uống không tan được

Những dạng viên uống kém chất lượng có thể sẽ không bị phá huỷ khi xuống đến dạ dày và có thể sẽ khiến cơ thể không hấp thu được. Thông thường, vitamin dạng viên sẽ phải tan trong khoảng 30 phút sau khi uống, nhưng nếu chất lượng kém, các dạng viên uống này sẽ không bị phá huỷ và sẽ không được giải phóng hoàn toàn. Bạn có thể thử độ tan của viên uống bằng cách thả một viên vào nước ấm (không phải nước sôi) và khuấy đều trong vòng 30 phút, và đảm bảo rằng thìa có chạm vào viên vitamin. Nếu sau 30 phút, viên vitamin không vỡ hoàn toàn, thì đó là viên vitamin có vấn đề. Nhưng kể cả khi viên uống đã vỡ, vẫn có một số chất dinh dưỡng không nên sử dụng dưới dạng viên, bao gồm:

Các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K

Cơ thể bạn sẽ hấp thu loại vitamin này dễ dàng hơn khi uống cùng với các loại thực phẩm có chứa chất béo/dầu. Những loại vitamin này nên được uống dưới dạng lỏng hoặc bột rắc lên cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn luôn nhớ sử dụng chúng cùng với đồ ăn.

Giấm táo

Rất nhiều người sử dụng giấm táo để làm giảm tình trạng viêm, hỗ trợ tiêu hoá hoặc giúp cân bằng lượng đường huyết. Thông thường, nhiều người sẽ uống một ly nhỏ giấm táo, thay vì uống dưới dạng viên. Viên uống giấm táo có thể sẽ có hàm lượng acid acetic quá cao và có thể gây kích ứng thực quản. Theo một thử nghiệm, hàm lượng acid acetic trong các viên uống giấm táo có thể nằm trong khoảng 0.4-30%. Các sản phẩm có chứa từ 20% acida acetic trở lên có thể sẽ cần dán nhãn cảnh báo vì có thể gây ăn mòn.

Melatonin

Nếu bạn sử dụng melatonin để muốn có một giấc ngủ ngon, thì bạn sẽ muốn melatonin phát huy tác dụng nhanh. Nếu bạn sử dụng dưới dạng lỏng, tác dụng của melatonin sẽ nhanh hơn vì bạn không mất thời gian chờ viên uống tan ra.

Các loại thực phẩm chức năng cần dùng liều cao: như dầu cá hoặc chất xơ

Một lý do khác để tránh sử dụng thực phẩm chức năng dạng viêm đó là khi bạn cần sử dụng với liều cao. Một số người cần phải uống tới 6 viên dầu cá một ngày. Sử dụng dầu cá dưới dạng lỏng sẽ giúp bạn dễ uống hơn. Chất xơ cũng vậy. Sử dụng chất xơ dạng bột để trộn vào các loại nước uống sẽ dễ dàng hơn việc uống nhiều viên uống bổ sung chất xơ một ngày.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng thực phẩm bổ sung dạng lỏng cũng là lý tưởng. Một số loại vitamin như vitamin C và acid folic có thể sẽ kém bền vững hơn khi ở dạng lỏng, có nghĩa là lượng vitamin cơ thể hấp thu được có thể sẽ ít hơn nếu sử dụng dưới dạng lỏng. Một số loại khác có thể sẽ yêu cầu phải giữ lạnh trước khi sử dụng, đồng nghĩa với việc sẽ không phù hợp nếu bạn là người thường xuyên phải di chuyển.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những tương tác thuốc và thức ăn nguy hiểm

 

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm