Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách bạn cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ chiến đấu lại các tác nhân gây bệnh. Vậy làm thế nào để cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ?

Hệ miễn dịch có vai trò là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, phục hồi các tế bào tổn thương, phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, khi cơ thể viêm nhiễm do các vết cắt, bạch cầu sẽ xác định vi khuẩn, tạo kháng thể để chống nhiễm trùng và giúp các phản ứng miễn dịch hoạt động. 

Dưới đây là những cách tăng cường hệ miễn dịch một các tự nhiên bạn nên áp dụng để giữ gìn sức khỏe cho trẻ nhỏ:

Ăn nhiều rau củ, ngũ cốc và trái cây

Cà rốt, đậu xanh, cam, dâu tây… đều chứa carotenoid, là những chất dinh dưỡng từ thức ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Các chất dinh dưỡng từ thực vật có thể giúp cơ thể tăng sản xuất các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và interferon- một loại kháng thể trên bề mặt tế bào giúp ngăn chặn virus phát triển.

Các loại ngũ cốc, các loại hạt giàu vitamin A, B2, B6, C, kẽm, selenium và các acid béo thiết yếu cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Cần lưu ý, thay vì ngũ cốc tinh chế, bạn nên sử dụng sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt cho trẻ.

Rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ

Vi trùng có thể sống hàng giờ trên các đồ vật như: Tay nắm cửa, đồ chơi của trẻ… chúng rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Rửa tay nhiều lần bằng nước và xà phòng giúp loại bỏ vi trùng có thể xâm nhập vào miệng do thói quen đưa tay lên mặt của bé. Đây là cách đơn giản để ngăn ngừa vi khuẩn dẫn đến các bệnh nguy hiểm, nên rửa tay sạch sẽ sau giờ chơi, sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ chính là khoảng thời gian giúp bé thư giãn, phát triển và phục hồi. Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn do làm giảm các tế bào tiêu diệt tự nhiên – vũ khí của hệ thống miễn dịch giúp tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. 

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Hãy tạo cho bé thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ, như vậy sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng. Khoang miệng là trung tâm cho các sinh vật sinh sôi, có thể gây sâu răng, viêm amidan và các bệnh khác. Đánh răng giúp loại bỏ vi trùng, ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Cho trẻ tập thể dục sớm

Tập thể dục là một cách tuyệt vời giúp con bạn phòng tránh bệnh tật. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp khoảng 30 phút mỗi ngày là những bài tập đơn giản và tốt nhất cho cả gia đình. Ngoài ra, thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện trí nhớ, giúp trẻ ngủ ngon hơn, do đó cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.

Tiêm chủng đầy đủ

Nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine theo khuyến cáo của bộ y tế, từ đó giúp phát triển khả năng miễn dịch khỏe mạnh.

Lê Tuyết H+ ( Theo onlymyhealth) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

Xem thêm