Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Mintel (Anh), trong số các sản phẩm tăng cường miễn dịch được tung ra thị trường thế giới từ năm 2014 - 2019, có 58% sản phẩm có chứa các loại vitamin, 48% các sản phẩm có chứa các khoáng chất.
Các loại vitamin giúp tăng cường miễn dịch hàng đầu trong các loại thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) bao gồm vitamin C, D và B6. Trong khi đó, kẽm là khoáng chất hàng đầu được thêm vào các sản phẩm này.
Các nhà khoa học cũng đã thống kê 10 vi chất dinh dưỡng thường được thêm vào các sản phẩm tăng cường miễn dịch trong vòng 5 năm qua, bao gồm:
1. Vitamin C (38%)
2. Vitamin D (31%)
3. Vitamin B6 (27%)
4. Vitamin A (26%)
5. Kẽm (25%)
6. Vitamin E (24%)
7. Calci (24%)
8. Acid folic (23%)
9. Niacin (23%)
10. Vitamin B1 (22%)
Trong khi có nhiều thành phần được thêm vào các sản phẩm giúp tăng cường miễn dịch, Công ty Mintel cho biết những dưỡng chất được nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới công nhận hiệu quả là vitamin C, vitamin A và kẽm.
Tuy nhiên, theo Công ty Phân tích thị trường FMCG Gurus (Anh), chỉ tính riêng tại khu vực châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi, sắt mới là thành phần được đánh giá cao. Tại khu vực Nam Mỹ, magne là thành phần được đánh giá cao khi nói tới khả năng tăng cường miễn dịch.
Các loại thực phẩm, thảo dược giúp tăng cường miễn dịch
Trong khi một bộ phận người tiêu dùng bị thu hút bởi các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, cũng có nhiều người có xu hướng tìm kiếm các loại thực phẩm, thảo dược giúp tăng cường miễn dịch. Những đối tượng này thường mong muốn tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên, nhưng vẫn muốn tìm kiếm những thành phần với lợi ích đã được chứng minh qua các nghiên cứu lớn. Ví dụ điển hình có thể kể tới các thành phần như gừng, quả camu camu, cây cơm cháy (elderberry) và một số loại nấm.
Công ty Mintel đã xác định một số thành phần thảo dược đang được dùng nhiều trong các sản phẩm tăng cường miễn dịch. Theo đó, từ năm 2014 - 2019, những thành phần thảo dược được dùng nhiều nhất cho các sản phẩm TPCN, thực phẩm bổ sung bao gồm: Nghệ, gừng, trà xanh, quế, chiết xuất nhân sâm Hàn Quốc, cây maca, chiết xuất hoa cúc dại (echinacea) và nấm linh chi.
Dựa vào xu hướng nguyên liệu thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch trong năm 2020, các nhà sản xuất có thể tập trung vào các nguyên liệu được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, cũng như khai thác tiềm năng từ những nguyên liệu có lợi ích tăng cường miễn dịch nổi trội.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Sôcôla có khả năng chống viêm và tăng cường miễn dịch
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.