Các thực phẩm chức năng được sản xuất dưới nhiều dạng như viên nén, viên nang, dạng lỏng, bột, hay cả các dạng thanh năng lượng. Các loại thực phẩm chức năng được dán nhãn và bày bán trong các siêu thị, nhà thuốc và cả trên internet bao gồm:
Hiệu quả
Dù đã có những bằng chứng cho thấy thực phẩm chức năng có thể giúp phòng chống và điều trị thiếu dinh dưỡng, tuy nhiên vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh hiệu quả của chúng trong việc phòng ngừa và điều trị các loại bệnh khác.
Nếu chế độ ăn của bạn không đủ đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thì thực phẩm chức năng có thể giúp bạn bổ sung đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng không thể thay thế các thực phẩm thiết yếu của một chế độ ăn lành mạnh.
Các bằng chứng khoa học cho thấy một số thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe và giúp kiểm soát một vài tình trạng sức khỏe. Ví dụ như canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương, axit folic giúp giảm nguy cơ một số dị tật bẩm sinh về thần kinh, và axit béo omega-3 từ dầu cá có thể giúp những người mắc bệnh tim mạch. Ngược lại, còn nhiều thực phẩm chức năng vẫn còn cần nghiên cứu thêm để xác định được hiệu quả chính xác.
An toàn và nguy cơ
Nhiều thực phẩm chức năng có chứa các hoạt chất có tác động mạnh lên cơ thể. Hãy luôn cảnh giác với tác dụng phụ mà thực phẩm chức năng có thể gây ra, đặc biệt là khi bắt đầu sử dụng một sản phẩm mới.
Thực phẩm chức năng có khả năng gây phản ứng phụ nhất khi uống cùng với các thuốc kê đơn hoặc khi uống nhiều loại thực phẩm chức năng với nhau. Một vài loại có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc có thể ảnh hưởng đến phản ứng của một người với thuốc gây mê nếu họ uống trước hoặc sau khi phẫu thuật.
Hãy luôn nhớ rằng một vài nguyên liệu có trong các thực phẩm chức năng đang ngày càng được đưa vào nhiều loại đồ ăn, bao gồm cả ngũ cốc ăn sáng và đồ uống. Hệ quả của việc này là bạn có thể đang bổ sung nhiều thực phẩm chức năng hơn bạn nghĩ và điều đó không phải lúc nào cũng tốt hơn. Ví dụ như bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây đau đầu và tổn thương gan, cũng như gây dị tật bẩm sinh. Bổ sung dư thừa sắt cũng có thể gây buồn nôn và có khả năng gây tổn thương gan cũng như các nội tạng khác.
Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng không phải là sản phẩm để chữa bệnh, chẩn đoán, hoặc làm giảm bớt ảnh hưởng của bệnh. Thực phẩm chức năng không thể hoàn toàn phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên một vài loại có thể giúp ích trong việc giảm nguy cơ các bệnh nhất định và được cho phép quảng cáo trên nhãn về các lợi ịch này. Ví dụ, thực phẩm bổ sung axit folic có thể quảng cáo rằng giúp giảm nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống của thai nhi.
Sử dụng thực phẩm chức năng không đúng cách có thể gây hại. Việc sử dụng đồng thời nhiều thực phẩm chức năng, sử dụng cùng với các loại thuốc kê đơn, hoặc thậm chí thay thế thuốc chữa bệnh đều có thể dẫn đến hệ quả có hại, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Thực phẩm chức năng “tự nhiên” không luôn đồng nghĩa với “an toàn”. Các thực phẩm chức năng tự nhiên như các loại thảo mộc không phải an toàn tuyệt đối. Độ an toàn của một loại thực phẩm chức năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như thành phần hóa chất, tác động lên cơ thể, phương pháp sản xuất và liều lượng sủ dụng. Ví dụ như lá liên mộc (comfrey) hoặc kava có thể gây hại nghiêm trọng cho gan. Hơn nữa, những cụm từ như “đã được chuẩn hóa” hay “đã được chứng nhận” được in trên nhãn không phải luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Tương tác thuốc là hoàn toàn có khả năng. Nhiều thực phẩm chức năng có thể tương tác với các thuốc chữa bệnh hoặc các thực phẩm chức năng khác. Ví dụ như thảo dược St. John’s Wort có gây ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc sử dụng điều trị HIV và nhiều loại khác.
Cẩn trọng với các yếu tố gây ô nhiễm. Nhiều loại thực phẩm chức năng đã được phát hiện ẩn chứa các thành phần thuốc kê đơn hoặc các hợp chất khác, đặc biệt là những sản phẩm hỗ trợ giảm cân, hỗ trợ sức khỏe tình dục và hỗ trợ thể hình. Hơn nữa, nhiều sản phẩm đã bị thu hồi do nhiễm vi khuẩn, thuốc trừ sâu và kim loại nặng.
Hãy là người tiêu dùng thông thái. Các quy định về tiếp thị sản phẩm chức năng rất khác so với thuốc chữa bệnh. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các thực phẩm chức năng cũng như nghiên cứu, tìm hiểu các bằng chứng khoa học về hiệu của và độ an toàn của các thực phẩm chức năng đó đối với trường hợp của bản thân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 15 thành phần trong thực phẩm chức năng cần lưu ý
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.