Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

15 thành phần trong thực phẩm chức năng cần lưu ý

Thực phẩm chức năng được sử dụng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh. Thực tế hiện nay lại có rất nhiều “thực phẩm chức năng”, “thảo dược quý” hay “tiên dược” chẳng những không có tác dụng như “đã hứa” mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng.

15 thành phần trong thực phẩm chức năng cần lưu ý

Dựa vào ý kiến chuyên môn của các bác sỹ và các nhà nghiên cứu thực phẩm chức năng, Consumer Reports đã đưa ra 15 thành phần trong thực phẩm chức năng có thể gây hại cho cơ thể, bao gồm tổn thương nội tạng, gây ung thư và ngừng tim. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào bệnh cảnh của người dùng cũng như liều lượng và thời gian sử dụng chất đó.

Rất nhiều thành phần trong danh sách dưới đây cũng có khả năng tương tác với các loại thuốc khác như thuốc hạ cholesterol - statin và thuốc chống đông như aspirin và warfarin.

Hơn nữa, theo các chuyên gia, không một thành phần nào dưới đây mang lại lợi ích cho sức khỏe đủ để so sánh với các nguy cơ. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thành phần dưới đây.

 

Thành phần

Lợi ích ghi trên bao bì

Nguy cơ cho sức khỏe

Cây phụ tử (Aconite)
Còn gọi là: Aconiti tuber, aconitum, angustifolium, monkshood, radix aconti, wolfsbane

Giảm viêm khớp, đau khớp và gút

Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, liệt, các vấn đề hô hấp và tim mạch, có khả năng gây tử vong

Bột cafein (Caffeine powder)
Còn gọi là: 1,3,7-trimethylxanthine

Tăng tập trung, tăng khả năng thi đấu cho vận động viên, giảm cân

Co giật, loạn nhịp tim, ngừng tim, có khả năng gây tử vong, đặc biệt nguy hiểm khi dùng với các chất kích thích khác

Chaparral
Còn gọi là: cây bụi gai, creosote, greasewood, larrea divaricata, larrea tridentata, larreastat

Giảm cân, giảm viêm nhiễm, trị cảm cúm, trị da nổi ban, trị ung thư

Ảnh hưởng đến gan, thận, có khả năng gây tử vong

Cây Chân ngựa hay cây khoản đông (Coltsfoot)
Còn gọi là: Coughwort, lá farfarae folium , foalswort, tussilago farfara

Giảm ho, đau họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, hen

Tổn thương gan, gây ung thư

Cây hoa chuông, hay liên mộc (Comfrey)

Còn gọi là: Blackwort, bruisewort, slippery root, symphytum officinale

Giảm ho, mất máu do kinh nguyệt, các vấn đề tiêu hóa, đau ngực, điều trị ung thư

Tổn thương gan, gây ung thư, có khả năng gây tử vong

Cây tía tô đất (Germander)

Còn gọi là: Teucrium chamaedrys, viscidum

Giảm cân, hạ sốt, trị viêm khớp, gút và các vấn đề tiêu hóa

Tổn thương gan, viêm gan, có khả năng gây tử vong

Rễ cây nữ lang (Greater Celandine)
Còn gọi là: Celandine, chelidonium majus, chelidonii herba

Giảm đau dạ dày

Tổn thương gan

Bột tinh chất trà xanh (Green Tea Extract Powder)
Còn gọi là: Camellia sinensis

Giảm cân

Hoa mắt chóng mặt, ù tai, giảm hấp thu sắt, làm bệnh thiếu máu và bệnh tăng nhãn áp nặng hơn, tăng huyết áp và nhịp tim, tổn thương gan, có khả năng gây tử vong

Cây Kava
Còn gọi là: Ava pepper, kava kava, piper methysticum

Giảm lo lắng, cải thiện tình trạng mất ngủ

 

Tổn thương gan, làm bệnh Parkinson và trầm cảm nặng hơn, giảm khả năng lái xe, có khả năng gây tử vong

Cây Lô-be-li (Lobelia)
Còn gọi là: Asthma weed, lobelia inflata, vomit wort, wild tobacco

Cải thiện các vấn đề hô hấp, giúp cai thuốc lá

Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, run tay, tăng nhịp tim, lú lẫn, co giật, giảm thân nhiệt, hôn mê, có khả năng gây tử vong

Methylsynephrine
Còn gọi là: Oxilofrine, p-hydroxyephedrine, oxyephedrine, 4-HMP

Giảm cân, cung cấp năng lượng, tăng khả năng thi đấu cho vận động viên

Vấn đề nhịp tim, ngừng tim, đặc biệt nguy hiểm khi dùng chung với các chất kích thích khác

Dầu cây bạc hà hăng (Pennyroyal Oil)
Còn gọi là: Hedeoma pulegioides, mentha pulegium

Cải thiện các vấn đề hô hấp và các bệnh tiêu hóa

Suy gan, siu thận, tổn thương thần kinh, co giật, có khả năng gây tử vong

Men gạo đỏ (Red Yeast Rice)
Còn gọi là: Monascus purpureus

Giảm LDL cholesterol, phòng ngừa bệnh tim

Các vấn đề về thận, cơ và gan, rụng tóc, có thể tương tác với thuốc hạ cholesterol statin và tăng tác dụng phụ của thuốc

Usnic Acid
Còn gọi là: Beard moss, tree moss, usnea

Giảm cân, giảm đau

Tổn thương gan

Yohimbe
Còn gọi là: Johimbi, pausinystalia yohimbe, yohimbine, corynanthe johimbi

Tăng ham muốn và giải quyết vấn đề cương dương, trị trầm cảm và béo phì

Tăng huyết áp, tăng nhịp tim, đau đầu, co giật, các vấn đề gan, thận, tim, gây hoảng loạn, có khả năng gây tử vong

Mặc dù nguy hiểm cho sức khỏe nhưng những sản phẩm chứa các thành phần trên vẫn được rao bán trên mạng hay ở một số nhà thuốc, cửa hàng. Bởi vậy, người tiêu dùng cần phải rất tỉnh táo khi mua hàng để bảo vệ mình và gia đình. Hãy chú ý đến thành phần của các thực phẩm chức năng và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng. Thay vì tự tìm đến các loại thuốc chứa đựng nhiều rủi ro, bạn có thể chọn một chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh để có một sức khỏe tốt.

Nếu bạn hoặc người thân gặp các phản ứng không mong muốn, tác dụng phụ khi dùng thực phẩm chức năng, hãy đến cơ sở y tế tìm sự giúp đỡ và báo cáo với các cơ quan chức năng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thảo dược và thực phẩm chức năng có hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường?

CTV Anh Thơ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Consumer Reports
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm