Dưới đây là một số mẹo Dinh dưỡng cha mẹ có thể tham khảo để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho con:
Bổ sung trái cây và rau củ
Các loại trái cây và rau củ theo mùa rất giàu vi chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ các loại trái cây và rau củ đa dạng về màu sắc thường xuyên hơn.
Chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt; thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt. Ăn những thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm virus. Cha mẹ chế biến thực phẩm phù hợp với từng độ tuổi của con, có thể bao gồm trong các món salad, món soup hay món hầm.
Cho trẻ ăn thức ăn mới nấu
Cha mẹ nên cho trẻ thức ăn mới nấu, tốt nhất là chế biến tại nhà vì nó sẽ bổ dưỡng hơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột. Trong đó, trẻ thường xuyên tiêu thụ sữa và các sản phẩm làm từ sữa (sữa đông), thực phẩm giàu vitamin D sẽ duy trì được một nền tảng sức khỏe tốt.
Tránh thực phẩm đã qua chế biến
Trẻ em nên tránh thực phẩm đã qua chế biến, chất tạo màu nhân tạo và có chất bảo quản nhân tạo vì chúng có chứa nhiều acid béo bão hòa, đường và muối tác động xấu tới sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên cho trẻ tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường, thay vào đó nên lựa chọn nước chanh thêm dưa chuột hoặc các loại thảo mộc như lá bạc hà và mùi tây để tăng thêm hương vị. Hoặc các loại đồ uống như sữa không đường, nước ép trái cây tươi họ cam quýt, nước dừa…
Hãy chắc chắn là cho trẻ uống đủ nước, phù hợp với lối sống và thời tiết. Trẻ ở ngoài trời nhiều, đổ mồ hôi cần uống nhiều nước hơn và thường xuyên hơn.
Thói quen dùng bữa
Cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng bữa, đúng giờ giấc, có thể ăn cùng với gia đình. Tránh cho trẻ xem TV hoặc thiết bị điện tử trong quá trình ăn để tăng mức độ tập trung của trẻ.
Để giúp trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, tăng thêm hứng thú đối với bữa ăn cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của trẻ trong quá trình lên kế hoạch cho bữa ăn sắp tới.
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là điều vô cùng hữu ích đối với sức khỏe của trẻ, nhất là thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Sữa mẹ giúp trẻ xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, hình thành kháng thể để chống lại vi trùng. Hơn nữa, sữa mẹ có hàng ngàn yếu tố kháng virus, kháng khuẩn và chống nhiễm trùng, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh như viêm phổi, viêm họng, viêm màng não…
Theo khuyến cáo nên Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, mẹ có thể cho bé bú bình nhưng vẫn kèm theo bú mẹ cho đến khi trẻ được 18-24 tháng tuổi là tốt nhất.
Tăng cường sức khỏe tinh thần
Cha mẹ cũng nên giúp trẻ duy trì tâm trí lành mạnh. Dạy trẻ biết ơn với thực phẩm mà con ăn, luôn tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn. Theo các bác sỹ, suy nghĩ tích cực trong khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm cũng tiết ra đúng các enzyme và các chất tiêu hóa cần thiết để tiêu hóa đúng cách.
Duy trì cơ thể và sức khỏe tinh thần khỏe mạnh kết hợp với các biện pháp phòng ngừa cần thiết sẽ giúp chuẩn bị tốt cho trẻ trong cuộc chiến chống lại COVID-19.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Giúp trẻ tăng cường miễn dịch tự nhiên với những cách này
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.