Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên bổ sung vitamin, khoáng chất gì để tăng cường miễn dịch?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất nhất định có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể, giúp cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cường sản sinh kháng thể và giảm viêm cho cơ thể.

Bổ sung vitamin giúp tăng cường miễn dịch

Vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng với chức năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Một nghiên cứu năm 2006 chỉ ra rằng, bổ sung đủ vitamin C trong chế độ ăn uống thường ngày có thể giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nhiễm trùng đường hô hấp.

Nên bổ sung bao nhiêu: Phụ nữ nên bổ sung 75mg vitamin C/ngày, nam giới nên bổ sung 90mg vitamin C/ngày. Vitamin C có nhiều loại hoa quả, rau như ổi, ớt chuông, dâu tây, Kiwi, đu dủ, cam, chanh, hoa lơ...

Vitamin D3

Vitamin D3 là dưỡng chất có vai trò quan trọng cho các tế bào miễn dịch. Theo đó, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bổ sung vitamin D3 được xem là hiệu quả nhất trong việc cải thiện hàm lượng vitamin D trong cơ thể.

Nên bổ sung bao nhiêu: Bạn nên bổ sung từ 400 - 800IU/ngày. Vitamin D3 có nhiều ở các loại hải sản như cá hồi, cá trích, cá mòi, gan cá tuyết, hàu, tôm...

Bạn nên bổ sung vitamin D để giảm nguy cơ nhiễm trùng

Vitamin A

Vitamin A là vitamin tan trong chất béo rất quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh, cải thiện làn da, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, vitamin A cũng rất quan trọng cho sự phát triển của một số tế bào miễn dịch, giúp chống viêm và chống nhiễm trùng.

Nên bổ sung bao nhiêu: Nữ giới nên bổ sung 700RAE (Retinol activity equivalents - đơn vị tương đương tác dụng retinol), trong khi nam giới nên bổ sung 900RAE vitamin A/ngày từ các loại thực phẩm như gan bò, gan cá, khoai lang, cà rốt, đậu, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông

Vitamin E

Vitamin E vừa là một vitamin tan trong chất béo, vừa là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương do stress oxy hóa cho các tế bào. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung vitamin E có thể giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy cơ thể sản sinh các tế bào bạch cầu, tăng sức đề kháng và giúp bạn chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Bổ sung vitamin E giúp tăng cường miễn dịch, giảm nhiễm trùng

Nên bổ sung bao nhiêu: Người trưởng thành nên bổ sung 15mg vitamin E/ngày để tăng cường miễn dịch. Rau xanh và các loại hạt là những thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin B6

Theo nghiên cứu trên tạp chí Clinical Nutrition (châu Âu), bổ sung vitamin B6 cho những người mắc các bệnh nghiêm trọng có thể giúp tăng đáng kể khả năng miễn dịch của người bệnh trong khoảng thời gian 2 tuần.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy thiếu hụt vitamin B6 có thể làm giảm quá trình sản sinh các kháng thể quan trọng liên quan đến khả năng miễn dịch.

Nên bổ sung bao nhiêu: 1,2 - 1,7mg/ngày. Các loại thịt, một số loại cá biển như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá bơn, chuối, hạt hướng dương, vừng, đậu phộng đều chứa nhiều vitamin B6.  

Bổ sung khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch

Kẽm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung kẽm giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch, thúc đẩy quá trình sản sinh và phát triển của các tế bào miễn dịch.

Bổ sung đủ kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, giúp cải thiện sức khỏe cho người bị viêm phổi, sốt rét.

Nên bổ sung bao nhiêu: Phụ nữ nên bổ sung 8mg kẽm/ngày, trong khi đó nam giới nên bổ sung 11mg/ngày.

Sắt

Sắt được biết đến với vai trò trong việc sản sinh tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy trong cơ thể. Ngoài ra, bổ sung sắt cũng giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu máu do thiếu sắt có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ đau ốm, nhiễm trùng. Phụ nữ, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người ăn chay hoặc thuần chay thường có nguy cơ cao bị thiếu sắt.

Nên bổ sung bao nhiêu: Nam giới nên bổ sung 8mg sắt/ngày, trong khi phụ nữ sẽ cần bổ sung nhiều hơn với mức 18mg/ngày.

Selen

Selen có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại các gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung selen còn giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm trong cơ thể. Thiếu selen có thể làm suy giảm miễn dịch, suy giảm khả năng nhận thức và thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong.

Nên bổ sung bao nhiêu: Người trưởng thành có thể bổ sung 400mcg selen/ngày để tăng cường miễn dịch trong mùa dịch.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Đẹp da, tăng cường miễn dịch với nước ép cà rốt

Vi Bùi H+ (Theo Dr.Axe) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

Xem thêm